Ứng dụng công nghệ tạo bọt khí siêu nhỏ trong nuôi tôm
Đánh giá bài viếtỨng dụng bọt khí siêu nhỏ (micro nano) trong nuôi tôm đang được đánh giá cao. Sử dụng hiệu quả và đảm ổn định lượng oxy hoa tan trong môi trường nước. Hy vọng có thể giúp nghề nuôi tôm Việt Nam phát triển theo hướng tích cực.
Ứng dụng tạo bọt khí siêu nhỏ
Bọt khí, tùy theo kích thước, mà được gọi là bọt khí siêu nhỏ, bong bóng siêu nhỏ hay bong bóng nhỏ. Các bọt khí đường kính nhỏ hơn 50 µm có thể biến đổi tính năng theo tình trạng môi trường như các bọt khí bình thường. Các bọt khí siêu nhỏ dưới 1µm thì được gọi là bọt khí siêu mịn. Các bọt khí siêu mịn có thể ở lại lâu mà không bị nổi lên trên bề mặt nước.
Ưu điểm của bọt khí siêu nhỏ
Trong nuôi tôm, để làm giàu hàm lượng oxy hòa tan ta thường dùng thiết bị sục khí, đưa không khí nén vào nước ở một độ sâu nhất định. Các bọt khí hình thành sẽ trao đổi oxy với nước trong quá trình đi từ phía dưới của cột nước lên trên mặt nước, rồi vỡ ra khi tiếp xúc với không khí. Kích thước bọt khí lớn, tốc độ di chuyển càng nhanh do đó hiệu suất tăng oxy hòa tan trong nước ao không nhiều vì bọt khí không đủ mịn.
Chúng ta chỉ có thể thấy được các bọt khí có kích thước khoảng 100 μm trở lên. Các bọt khí có kích thước bé hơn 100 μm chỉ có thể trông thấy dưới dạng mây trắng đục. Còn khi đã đạt đến kích thước nano thì chúng hoàn toàn trong suốt, không thể thấy bằng mắt thường. Sự khác nhau đầu tiên thấy rõ, các bọt khí có kích thước lớn sẽ di chuyển lên phía trên, tăng thêm về kích thước. Nhưng bọt khí có kích thước từ 50 micron trở xuống sẽ chìm. Bọt khí nano sẽ tồn tại lâu dài trong môi trường. Người ta đã thử nghiệm sử dụng bọt khí siêu nhỏ bơm xuống đáy biển để tái tạo thành công hệ sinh thái bị ô nhiễm hữu cơ.
Cho đến hiện này, áp dụng bọt nước siêu nhỏ được xem là sự đổi mới kỹ thuật. Hy vọng trong tương sẽ có nhiều nơi phát triển mô hình để nâng cao hiệu quả nuôi trồng.
Các tin mới nhất
- Nâng cao tỷ lệ sống cho tôm(17/06/2025)
- Hạn chế ảnh hưởng khi sang tôm(13/06/2025)
- Kinh nghiệm nuôi tôm mùa nóng(13/06/2025)
Các tin cũ cùng mục
- Sử dụng Công nghệ sinh học trong nuôi tôm cho hiệu quả bền vững(20/08/2021)
- Công nghệ Nano bạc diệt khuẩn trong nuôi tôm(20/08/2021)
- Sử dụng chế phẩm sinh học hướng đi thực tiễn(20/08/2021)
- Mô hình nuôi tôm bền vững ở miền Tây nước Mỹ(20/08/2021)
- Copefloc – nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên(20/08/2021)
- Sử dụng rơm trong nuôi tôm(20/08/2021)
- Hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản(20/08/2021)
- Nuôi tôm hoàn toàn tự nhiên(20/08/2021)
Bình luận bài viết