Ếch có 2 giai đoạn sống.
+Giai đoạn nòng nọc: Tập tính ăn giống các loài cá ăn tạp( cả thức ăn động vật và thực vật), tuy nhiên ở thời kỳ xuất hiện chi trước, nòng nọc đã có thể lên cạn để bắt mồi.
+Giai đoạn ếch: Có tập tính bắt mồi trên cạn là chủ yếu và dưới nước là thứ yếu. Trong tự nhiên chúng chỉ ăn mồi động( tức động vật sống như sâu, bọ, côn trùng, cua, ốc vv…). Trong nuôi ếch công nghiệp chúng ta có thể tập cho chúng ăn thức ăn tĩnh( thức ăn chế biến, có cả thành phần thực vật)
+ Cách tập cho ếch ăn thức ăn hỗn hợp.
– Thức ăn hỗn hợp và dụng cụ cho ăn:
Thức ăn hỗn hợp có thành phần như sau: Sợi hủ tíu luộc chín cắt thành những đoạn nhỏ dài 1cm( 50%) + cá tươi nghiền nhỏ(50%), tạo thành từng cục hình chóp đường kính 3 cm, đường cao 3cm, hoặc vo viên tròn bằng đầu ngón chân cái.
– Cách cho ăn:
*Đối với nòng nọc đã xuất hiện 2 chi trước: Để thức ăn hỗn hợp đã nặn thành khối. Mỗi tấm ván để 2 khối. Các ván thả xuống bể nuôi nòng nọc và thả xuống nước sát bờ.
*Đối với ếch con đã rụng đuôi:
Thực hiện như trên, song chỉ thả ván ăn xuống nước sát thành bể nước.
Khối thức ăn hỗn hợp hấp dẫn ruồi đến, nòng nọc, ếch và ếch con đớp mồi, đồng thời đớp thức ăn hỗn hợp.. Kết quả thực nghiệm cho thấy nòng nọc ếch và ếch con nhảy lên ván ăn. Có khi trên một ván ăn có vài con ếch con hoặc nòng nọc cùng đớp mồi và đớp cả vào nhau. Mặt khác nòng nọc vốn quen ăn mồi tĩnh, nên ruồi chỉ là yếu tố kết hợp.
Việc luyện cho ếch trưởng thành ăn thức ăn hỗn hợp cũng tiến hành theo phương pháp tương tự, nhưng ít kết quả hơn nhiều so với việc tập luyện nòng nọc từ khi chúng mới xuất hiện 2 chi trước.
2-Kỹ thuật cho nòng nọc ăn.
+ Dụng cụ cho ăn:
Dụng cụ cho ăn được sử dụng nhằm hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường nước do thức ăn thừa. Các dụng cụ bao gồm: các khay, chậu có thành thấp khoảng 3cm, cột dây 4 góc thả xuống nước.
Máng ăn được làm bằng gỗ có chiều rộng khoảng 20 – 30cm, thành cao khoảng 10cm, ngăn làm nhiều ngăn và dựng nghiêng xuống bể nuôi
+ Phương thức cho ăn:
*Nòng nọc từ ngày tuổi thứ 4 đến thứ 8 cho ăn lòng đỏ trứng vịt luộc chín bóp nát.
-Cách cho ăn: Vãi lòng đỏ trứng vịt bóp nát xuống nước ở 2 bên bờ trong ngày đầu. Từ ngày thứ 2 trở đi để vào khay ăn hoặc sàn ăn trong nước. Nếu cho ăn 2 bữa mỗi ngày: bữa sáng vào 6giờ30 và bữa chiều vào 1giờ. Liều lượng 150g/1m2/ngày
*Nòng nọc cho đến hết giai đoạn mang trong:
– Thức ăn: Mồi động vật bằm nhỏ và thức ăn hỗn hợp.
– Cách cho ăn: để thức ăn vào khay hoặc sàn. Khay thức ăn hoặc máng hay sàn cho ăn như trên.
– Thời điểm cho ăn:6 giờ 30 và 1giờ
*Nòng nọc cho đến hết giai đoạn xuất hiện chi sau:
– Thức ăn: Mồi động vật bằm nhỏ và thức ăn hỗn hợp.
– Cách cho ăn: Như trường hợp nòng nọc ở giai đoạn mang trong, song có một số thức ăn đặt ở dưới đáy bể nước vì lúc này nòng nọc đã có chi sau có thể bò được ở đáy. Thời điểm cho ăn:6 giờ 30 và 17giờ. Số lượng 250g/1000 cá thể/ngày.
*Nòng nọc từ giai đoạn xuất hiện chi trước đến khi thành ếch con.
– Thức ăn: Mồi động vật bằm nhỏ và thức ăn hỗn hợp.
– Cách cho ăn: Tập cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp như đã trình bày ở trên.
– Thời điểm cho ăn: 6h30 và 17h
3- Kỹ thuật cho ếch con ăn.
+ Thức ăn: Mồi động vật và thức ăn hỗn hợp.
+ Cách cho ăn:
Để mồi động vật và thức ăn hỗn hợp vào khay, các khay để trên bờ cách mé nước chừng 0,5 – 2m. Ban đêm bật đèn để thu hút sâu bọ, đèn để cách mặt ván ăn khoảng 0,5m, cách thành bể nuôi từ 3 – 4 tấc.