2016-04-09 16:20:56

1- Thiết kế ao nuôi ếch bố, mẹ.

+ Địa điểm.

Thường ngăn hồ nuôi ếch làm 2 ngăn: một ngăn nuôi ếch bố, một ngăn nuôi ếch mẹ. Thực hiện trước mùa sinh sản 1 tháng.

+ Yêu cầu ngăn nuôi ếch bố, mẹ.

– Có nước ngọt.

– Diện tích ứng với 5 ếch/1m2.

– Có hang trú ẩn( đắp mô đất hay thả miếng mút có ngăn ô hay bên bờ có chỗ đặt những viên ngói úp)

– Có vách ngăn: vách ngăn có thể bằng lưới, có chiều cao khoảng 1m.

2- Bể ương trứng ếch con.

a- Bể ương trứng.

– Bể ương trứng được thành lập tạm thời trong khoảng 10 ngày kể từ khi thả trứng vào. Sau đó bể được dọn đi để không ảnh hưởng đến diện tích.

– Bể ương trứng được xếp bằng những hàng gạch trên nền đất, với diện tích 2 x 0,80 x 0,40m, đáy dốc khoảng 30 để tiện cho việc thay nước. Bể được lót bằng 1 tấm ny lon liền để chứa nước.

– Lượng nước: mực nước trong hồ ương đảm bảo khoảng 0,25 – 0,35m so với đáy bể.

– Thực vật trong bể: thường được thả rong đuôi chó, bẹ chuối được tỉa thành giải làm chỗ bám cho nòng nọc.

b- Bể nuôi nòng nọc.

– Bể nuôi nòng nọc thường có kích thước: 1m x 2,5m, đáy bể bằng đất thịt có hình lòng máng, tạo cho đáy bể có độ sâu khác nhau để nòng nọc tự lựa chọn độ sâu tùy ý thích hợp với nhiệt độ trong ngày. Phủ bạt xanh để giữ nước.

– Hệ thực vật trong ao ương nòng nọc có thả rong đuôi chó hay bèo lục bình với ½ diện tích mặt nước.

– Mật độ nuôi khoảng 2.000 cá thể/1m2

3- Kỹ thuật cho ếch đẻ.

a- Thời vụ cho sinh sản.

Thời vụ sinh sản tự nhiên của ếch bắt đầu khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, khi trời mưa.Chúng ta có thể dùng nước phun tạo mưa nhân tạo để cho ếch sinh sản nghịch mùa.

b-Cách chọn ếch bố, mẹ để nuôi thúc cho đẻ.

+ Thời điểm: Dựa vào thời tiết của năm để xác định. Trung bình thời gian tách ếch đực, ếch cái để nuôi thúc khoảng 1 tháng trước khi ếch đẻ.

+ Tiêu chuẩn ếch bố, mẹ: Ngoại hình tốt: da trơn bóng không sây sát. Ếch cái tối thiểu 400g, con đực tối thiểu 300g. Chúng có thể đẻ 2 – 3 đợt /năm. Ếch đẻ đợt 2 cách đợt đầu khoảng 3 tuần.

– Tỉ lệ đực /cái; Nên 2 đực/1cái, hoặc có thể 1 đực/1 cái.

– Mật độ: 2 cặp/m2 hoặc 2 đực+ 1 cái/m2.

c-Cách cho ếch đẻ trong điều kiện tự nhiên.

+ Thời điểm:

– 3 hoặc 4 ngày sau khi thấy ếch đực kêu liên miên, trời mưa, nhiệt độ trung bình từ 25 – 300C.

– Nếu trong những điều kiện kể trên có, nhưng thiếu mưa cần phun nước làm mưa nhân tạo để kích thích ếch đẻ.

– Cần tháo hết nước trong bể và bơm vào nước mới, sạch và trong.

+ Cho ếch đực và cái tiếp xúc với nhau:

– Cho ếch bố mẹ nhịn ăn bữa chiều.

– Mở lưới ngăn 2 ô ếch bố, mẹ đã nuôi thúc.

– Đảm bảo yên tĩnh( không chiếu sáng, không gây tiếng động)

– Về ban đêm, ếch đực ôm ếch cái để giao phối trên bờ bể nước hay khu vực nuôi, giữa các đám bèo lục bình hay rau muống. Khi ếch cái đẻ xong, trứng bám

trên các cây cỏ thủy sinh hoặc nổi trên mặt nước thành từng đám.

4- Kỹ thuật ương trứng, ương nòng nọc và nuôi ếch con.

a- Kỹ thuật ương trứng và nuôi nòng nọc có kiểm soát:

+ Phương thức ương nuôi 1 pha: Trong phương thức này chỉ sử dụng hai hệ thống bể nước: Hệ thống bể nước ếch đẻ trứng( 1). Sau đó trứng được vớt và chuyển vào hệ thống bể nước ương trứng( 2), ở hệ thống ương trứng nòng nọc sẽ hoàn thành sự biến thái.

+ Phương thức ương nuôi 2 pha: Trong phương thức này có 3 hệ thống bể nước được sử dụng: hệ thống bể nước ếch đẻ trứng, hệ thống bể nước ương trứng và hệ thống bể nước ương nòng nọc. Ếch đẻ trứng ở bể nước( 1 ), sáng sớm hôm sau vớt trứng ếch chuyển vào bể nước ương trứng, khi trứng nở và hoàn thành giai đoạn mang trong thì chuyển nòng nọc vào bể nước ương nòng nọc(3). Tại đây nòng nọc sẽ phát triển hết quá trình biến thái

b- Sự đẻ trứng của ếch đồng và cách vớt trứng:

– Chỉ thu lượm trứng có màu đen( trứng có cực động vật xoay lên trên); trứng có màu trắng ngà( cực dinh dưỡng xoay lên trên là trứng ung).

– Hớt cả đám trứng, không chạm vào màng vỏ trứng bằng vợt làm bằng mùng lưới.

– Thao tác nhẹ nhàng đừng để trứng đè lên nhau trong chậu đựng nước, đưa vợt đặt nhẹ vào chậu có nước sạch và nhẹ nhàng lừa cho mảng trứng ếch trôi ra.

*Ương trứng thẳng trong hồ nước hoặc sử dụng giai.

– Giai là dụng cụ để ương trứng thay cho bể ương. Giai được thả xuống hồ nước. Trứng ếch sau khi vớt được chuyển ngay vào giai.

– Cấu tạo giai: giai có kích thước như một cái mùng, để ngửa, có kích thước 1m x 1m x 0,25m, được may bằng tơ tằm hoặc lưới có mắt nhỏ hơn 1mm.

– Cách mắc giai: Cắm 4 cọc xuống bể nước, cách thành hồ khoảng 1m. Cột 4 góc của giai treo vô 4 cọc như chiếc mùng lật ngược. Che mát cho giai.

– Mật độ trứng ương: 10 – 30.000 trứng/m2. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở 25 – 30oC.

– Thời gian trứng nở từ : 7 – 8 giờ.

*Sự phát triển của nòng nọc.

+ Giai đoạn mang ngoài:

– Hai bên cổ nòng nọc có mang ngoài màu đỏ phân nhánh. Miệng là giác bám thường bám vào cây cỏ trong nước. Bơi lội kiếm ăn phù du sinh vật, gặm cây cỏ thủy sinh. Giai đọan này kéo dài khoảng 2 – 6 ngày.

– Định kỳ thay nước mỗi ngày một lần( Nếu nuôi trong giai trong hồ nước có diện tích lớn không cần thay nước).

+ Giai đoạn mang trong:

– Miệng hình phễu, đuôi phát triển dài. Giai đoạn này kéo dài từ 8 – 11ngày.

– Chăm sóc: cho ăn thức ăn hỗn hợp với mồi động vật bằm nhỏ. Liều lượng 200g/1000 con/ngày.

-Định kỳ thay nước ngày một lần.

+ Sự phát triển của nòng nọc trong bể ương nòng nọc:

Sau khi nòng nọc kết thúc xong giai đọan mang trong thì chuyển nòng nọc sang bể nước ương nòng nọc. Mật độ thả 2000 – 3000 cá thể/m2.

+ Giai đoạn nòng nọc xuất hiện chi sau:

Chi sau lúc đầu là 2 mấu lồi cơ ở 2 bên thân phía trước hậu môn sau phát triển dần thành 2 chi sau hoàn chỉnh. Nòng nọc có thể bò được ở đáy bể. Giai đoạn chi sau kéo dài 20 – 30 ngày.

+ Giai đoạn nòng nọc xuất hiện chi trước và rụng đuôi:

– Chi trước xuất hiện và đuôi ngắn đi, nòng nọc có thể bò lên cạn. – – Giai đoạn chi trước xuất hiện kéo dài 4 – 8 ngày.

– Bắt đầu tập cho nòng nọc ăn thức ăn hỗn hợp, tăng cường cho ăn mồi sống. Liều lượng thức ăn 60g/1000 cá thể/ngày.

– Vệ sinh hàng ngày, thay máng ăn, dọn thức ăn thừa.

– Thường xuyên theo dõi địch hại.

c- Kỹ thuật nuôi ếch con.

– Đặc điểm :ếch con mới nở dài khoảng 44 – 53mm, nặng khoảng 12g( 8 – 20g).

– Chăm sóc: Cần cho ăn nhiều mồi động vật sống hoặc mồi động vật bằm nhỏ phù hợp với cỡ miệng và tiếp tục tập cho ăn thức ăn hỗn hợp.

Top