2016-06-04 14:48:34

Sò huyết không phải là đối tượng nuôi xa lạ với nhiều người dân ở một số vùng ven biển tỉnh Cà Mau. Đặc tính của sò huyết là thường sống ở các khu vực có thủy triều lên xuống và ở các bãi bồi ven biển. Gần đây, một số bà con nông dân ở huyện Cái Nước nuôi tôm theo mô hình quảng canh đã mạnh dạn thả nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm và kết quả mang lại rất khả quan.

Anh Trương Minh Đảm, ở ấp Kênh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước có 4 ha đất nuôi tôm quảng canh. Gần đây, thấy nhiều người nuôi tôm ở một số xã ven biển thả sò huyết nuôi đạt hiệu quả, anh cũng mua sò giống về nuôi thử. Sau 6 tháng thả nuôi, anh đã thu hoạch được 120 triệu đồng, trừ chi phí anh còn lãi trên 60 triệu đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là đợt thu tỉa đầu tiên. Sò của anh vẫn còn đang tiếp tục cho thu hoạch. Anh Đảm cho biết: “Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, là đối tượng rất dễ nuôi, không cần cho ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản, ít xảy ra dịch bệnh. Đặc biệt, khi nuôi trong vuông tôm, sò huyết mau lớn, rất thuận tiện trong khâu quản lý và có tác dụng duy trì chất lượng nguồn ngước. Đây là mô hình nuôi ổn định, mang tính bền vững, dễ tìm đầu ra, có giá trị kinh tế cao. Do đó, có thể kết hợp nuôi sò huyết với các đối tượng khác như tôm sú, cá kèo…để tăng nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, phát triển nghề nuôi thủy sản theo hướng bền vững và đa dạng đối tượng nuôi”.

Anh Đảm còn chia sẻ thêm kinh nghiệm nuôi: “Để sò huyết mau lớn, khi nuôi cần  phải lấy nước thường xuyên, nhưng phải chọn nước đục (có phù sa nhiều) để cung cấp dinh dưỡng cho sò. Đặc biệt, nên thả ưu tiên khu vực gần cống xổ tôm. Sò nuôi được 1 tháng phải xả nước cho khô mặt trảng phơi vài ngày, nếu có rong thì phải thu gom hết, do rong che ánh nắng mặt trời và sò giống không bám đất được sẽ chết trong giai đoạn này”.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi sò, ông Thống cho hay, nuôi theo dạng tự nhiên, không cần xử lý, cải tạo môi trường nuôi. Mỗi vụ sò tính từ khi thả giống đến thu hoạch kéo dài khoảng 1 năm. Cách nuôi cũng đơn giản, chỉ cần dùng lưới chủ cao hơn 0,2 m so với mặt đầm, quây quanh phần diện tích nuôi. Người nuôi cũng không cần cho sò ăn hay chăm sóc, chỉ cần trông coi đến khi thu hoạch.Hiện nay, mô hình nuôi sò huyết thương phẩm xen canh trong vuông nuôi tôm đang được đông đảo bà con nông dân trong huyện Cái Nước áp dụng thực hiện có hiệu quả qua từng thời vụ và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Giá sò huyết trên thị trường đang khá ổn định. Loại 60 – 65 con/kg khoảng 75.000 đồng/kg, loại 80 con/kg 60.000 đồng/kg. Vụ vừa rồi, ông Ngô Chí Thống, ở xã Đông Thới, huyện Cái Nước thu hoạch 10 tấn sò, bán với giá trung bình 60.000 đồng/kg tại đầm nuôi, lãi hơn 400 triệu đồng.

Ông Lê Hoàng Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới, huyện Cái Nước, cho biết; “Nuôi sò huyết kết hợp trong vuông nuôi tôm là mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Bởi khi nuôi xen canh, sò có tính năng lọc các chất bùn bã hữu cơ dưới đáy ao, nhằm cải thiện môi trường nước, giúp cho các loài thuỷ sản như tôm, cua, cá phát triển.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, cho biết: Mô hình nuôi sò huyết kết hợp trong vuông nuôi tôm mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân trong huyện, do sò huyết được giá. Bà con đang đầu tư phát triển mạnh mô hình này. Đây là mô hình sản xuất mới nhưng hiệu quả kinh tế cao, đang hứa hẹn sẽ giúp người dân địa phương có thêm hướng đi trong việc tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.Ông Lê Hoàng Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới, huyện Cái Nước, cho biết; “Nuôi sò huyết kết hợp trong vuông nuôi tôm là mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Bởi khi nuôi xen canh, sò có tính năng lọc các chất bùn bã hữu cơ dưới đáy ao, nhằm cải thiện môi trường nước, giúp cho các loài thuỷ sản như tôm, cua, cá phát triển.

Top