2016-08-21 10:59:56

TÓM TẮT NỘI DUNG:

Cá dìa (Siganus guttatus) là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, có khả năng thích ứng rộng với nồng độ muối từ 1‰ đến nước biển, tốc độ sinh trưởng nhanh và có phổ thức ăn rộng (Carumbana và ctv, 1979; Tacon và ctv, 1990). Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với diện tích hơn 22.000 ha, hệ có tính đa dạng sinh học cao. Cá dìa là một trong 230 loài cá có mặt và đặc biệt được quan tâm vì nhiều ưu điểm vốn có của nó (Võ Văn Phú, 2001). Hiện nay ở Thừa Thiên Huế, do sự khan hiếm và giá cả cao của cá dìa nên người dân phát triển mạnh vùng nuôi quanh phá Tam Giang. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thủy sản phụ thuộc vào thành phần hóa học, khả năng tiêu hóa và hấp thu của con vật (Rich ctv, 2001). Vì vậy, việc xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thông qua cơ thể sống (như khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng) là bước quan trọng trong quá trình đánh giá thức ăn đối với một đối tượng cụ thể nào đó. Hiện nay ở nước ta, chưa có các nghiên cứu về đánh giá giá trị dinh dưỡng của các nguồn thức ăn sẵn có đối với cá dìa. Vì vậy, tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu xác định giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn phổ biến cho cá dìa có trên đầm phá Tam Giang thông qua xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng.

Top