Cách cho ăn và kiểm tra thức ăn ở tôm sú nuôi
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Hỏi: Tôi muốn được tư vấn về cách cho ăn và kiểm tra thức ăn ở tôm sú nuôi?
(Trần Thùy Vân, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng)
Trả lời:
Người nuôi có thể cho tôm sú ăn theo hướng dẫn sau: Giai đoạn ương giống cho ăn theo hướng dẫn, đồng thời tùy thuộc vào tình hình thực tế (sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết…) để điều chỉnh cho phù hợp. Giai đoạn tôm từ 1 tháng tuổi trở lên: cho ăn 4 - 5 lần: 6 giờ 30 phút sáng: 25% lượng thức ăn; 10 giờ: 20% lượng thức ăn; 16 giờ: 30% lượng thức ăn; 21 giờ: 25% lượng thức ăn. Sử dụng sàng ăn: Sau khi thả tôm khoảng 20 ngày cần đặt sàng tập cho tôm vào ăn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau. Sàng ăn đặt cách chân bờ 1,5 - 2 m, sau cánh quạt nước 12 - 15 m, không đặt ở các góc ao. Điều chỉnh lượng thức ăn nếu tôm ăn hết, tăng 5% thức ăn cho lần sau; còn 10%, giữ nguyên thức ăn cho lần sau; còn 11 - 25%, giảm 10% thức ăn cho lần sau; còn 26 - 50%, giảm 30% thức ăn lần sau; còn nhiều hơn 60%, ngưng cho ăn lần sau. Số lượng sàng ăn: mỗi sàng ăn diện tích khoảng 1.000 - 1.500 m2.
Hỏi: Có phương pháp cắt tảo trong ao nuôi mà không dùng hóa chất, xin được tư vấn?
(Đặng Minh Khôi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)
Trả lời:
Cắt tảo không dùng hóa chất cần được áp dụng theo đúng kỹ thuật sau đây: Nếu có thể chủ động được nguồn nước, cần tiến hành thay nước trong ao bằng nước sạch lấy từ ao lắng đã được xử lý. Không nên để nước ao có màu quá đậm đặc. Sử dụng chế phẩm sinh học trong NTTS để ức chế các vi sinh vật có hại; đồng thời, kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển, có lợi cho nước và cho cá nuôi. Cho tôm ăn phải tuân thủ nguyên tắc “3 xem, 4 định”. Trong đó, xem thời tiết nếu thấy nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá phải giảm lượng thức ăn, xem màu nước đậm quá phải giảm, xem tôm quá yếu phải giảm; bên cạnh đó phải: định số lượng cho ăn, định chất lượng thức ăn, định thời gian cho ăn, định địa điểm cho ăn. Bón vôi định kỳ để phòng bệnh cho tôm cá, chỉ dùng vôi với liều lượng 2 - 4 kg/100 m3 nước. Định kỳ mỗi tháng làm 2 lần như vậy để khắc phục tảo độc phát triển trong ao.
Ban KHKT
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Lưu ý bón vôi cho ao tôm hiệu quả cao(26/05/2022)
- Cách điều trị tôm bị bệnh do vi khuẩn dạng sợi(26/05/2022)
- Lưu ý khi sử dụng máy quạt nước(17/01/2022)
- Điều trị phân trắng trên tôm nuôi(20/08/2021)
- Tiêu chuẩn ao nuôi tôm và xử lý ao nuôi khi tôm bị bệnh(03/08/2021)
- Yêu cầu kỹ thuật ương tôm càng xanh giống trong bể lót bạt(03/08/2021)
- Tôm nuôi bị ảnh hưởng thế nào khi nắng nóng?(03/08/2021)
- Lưu ý nuôi Artemia trong bể xi măng(03/08/2021)
Bình luận bài viết