Bệnh đóng rong
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Bệnh có nguyên nhân là do yếu tố môi trường tạo ra trong đó tác nhân chính là tảo Nitzschia, tảo lục Enteromorpha, các loài tảo sợi và tảo lam, nấm, nguyên sinh động vật như Zoothamnium, Epistylis, Vorticella, các vi khuẩn dạng sợi tác động lên nhau.
Mang tôm bị đóng rong
Bệnh đóng rong thường xảy ra trong các ao nuôi tôm bị ô nhiễm đáy, quản lý môi trường nước không tốt, có nhiều thức ăn thừa, thiếu oxi đáy. Tôm bị bệnh trên vỏ các đốt bị đóng rong, hà bám hoặc bị đóng một lớp nhớt vàng hơi xanh khi cạo lớp nhớt khó rơi ra. Tôm bệnh đóng rong mang bị đổi sang màu nâu hay đen, phụ bộ và vỏ bị mờ đục, nếu vỏ có màu xanh chứng tỏ bị tảo bám. Khi mới bị đóng rong tôm vẫn khỏe, chắc thịt. Tôm nhiễm nặng có thể bị bám ở chân và râu, chết khi lột xác, do đó có thể thấy xác tôm có vỏ rất mềm và sạch. Tôm thường nổi đầu vào sáng sớm, hoạt động chậm, bơi ven bờ, tập trung nơi có nhiều oxy. Thân tôm xốp, không chắc, giảm ăn, chậm lột xác hay lột xác không hoàn toàn. Phòng bệnh đóng rong bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm.
Các tin mới nhất
- Chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn(01/09/2024)
- Quy trình thiết lập trang trại nuôi tôm nhà kính(28/08/2024)
- Probiotic nấm men kiểm soát hội chứng phân trắng(27/08/2024)
Các tin cũ cùng mục
- Bệnh đen mang trên tôm(03/08/2021)
- Monodon Baculovirus – MBV(03/08/2021)
- Baculoviral Midgut-gland Necrosis – BMN(03/08/2021)
- Hepatopancreatic Parvovirus – HPV(03/08/2021)
- Bệnh IHHNV(03/08/2021)
- Bệnh đục cơ tôm càng xanh(03/08/2021)
- Bệnh thiếu Vitamin C(03/08/2021)
- Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam(03/08/2021)
Bình luận bài viết