Bệnh đen mang trên tôm
Đánh giá bài viếtBệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Đối với tôm hùm, bệnh có thể xuất hiện ở cả tôm con và tôm trưởng thành. Tôm bị đen mang sẽ chậm lớn, chất lượng thịt giảm sút.
Tôm bị bệnh đen mang
Trong ao nuôi tôm mà có tỷ lệ tôm bị đen mang với số lượng nhiều sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận do giá tôm bị bệnh đen mang rất thấp. Tôm nhiễm bệnh có triệu chứng: mang và vùng mô nối mang với thân có màu nâu hoặc đen, khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen. Tôm giảm ăn, chậm lớn, nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ. Nguyên nhân của bệnh đen mang là do trong ao tôm có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ do thức ăn dư thừa, tảo tàn, đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrit, nitrat, và các khí độc amonia, H2S cao. Ngoài ra còn do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen hoặc do tôm bị nhiễm nấm Fusarium. Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu xem tôm bị đen mang do nguyên nhân nào. Trước tiên cần cải thiện điều kiện môi trường, để có thể giải quyết được cần dùng hóa chất theo 2 hướng: tiêu diệt mầm bệnh bằng các chất sát trùng và dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để diệt tác nhân gây bệnh đen mang trên cơ thể tôm.
Các tin mới nhất
- Chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn(01/09/2024)
- Quy trình thiết lập trang trại nuôi tôm nhà kính(28/08/2024)
- Probiotic nấm men kiểm soát hội chứng phân trắng(27/08/2024)
Các tin cũ cùng mục
- Monodon Baculovirus – MBV(03/08/2021)
- Baculoviral Midgut-gland Necrosis – BMN(03/08/2021)
- Hepatopancreatic Parvovirus – HPV(03/08/2021)
- Bệnh IHHNV(03/08/2021)
- Bệnh đục cơ tôm càng xanh(03/08/2021)
- Bệnh thiếu Vitamin C(03/08/2021)
- Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam(03/08/2021)
- Tôm vệ sinh Thái Bình Dương(03/08/2021)
Bình luận bài viết