Chiết xuất thực vật giảm thiểu AHPND trên tôm
Đánh giá bài viếtNhiều giải pháp giúp người nuôi tôm ứng phó với dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), trong đó, chiết xuất thực vật là công cụ an toàn và hiệu quả để ngăn chặn AHPND thông qua củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên.
Nhiều lợi ích
Trong số các thành phần bền vững, chiết xuất thực vật có nhiều tiềm năng hạn chế lây nhiễm Vibrio trong NTTS. Một số chiết xuất thực vật, đặc biệt một số loại cây gia vị có mùi hăng cũng mang hoạt tính sinh học tích cực bằng cách củng cố hàng rào đường ruột hoặc kích thích đáp ứng miễn dịch (Qi et al., 2021).
Do đó, kết hợp chiết xuất thực vật để phát huy hiệu lực tiềm năng của chúng có thể góp phần cải thiện đáng kể hàng rào miễn dịch tự nhiên của tôm. Hãng Laboratoire Phode của Pháp, nơi hội tụ các chuyên gia trong lĩnh vực chiết xuất thực vật và tinh dầu, đã tạo ra sản phẩm Olpheel Protect, một hỗn hợp chiết xuất thực vật tổng hợp để hạn chế tác động của các mầm bệnh tấn công ao tôm và cũng cố hàng rào tự nhiên bảo vệ cơ thể tôm. Để đánh giá hiệu lực của Olpheel Protein lên AHPND, nhiều thử nghiệm in vitro và thách thức dịch bệnh đã được thực hiện ở Việt Nam.
Ức chế Vibrio tăng trưởng
Trước tiên, tiến hành thử nghiệm in vitro trên nhiều loại và chủng Vibrio phân lập từ những khu vực khác nhau trên thế giới để đánh giá hiệu lực ức chế Vibrio tăng trưởng của Olpheel Protect (OP).
Olpheel Protect phát huy hoạt tính kháng khuẩn đối với mọi chủng Vibrio thử nghiệm ở các mức độ khác nhau. Ví dụ, trong 3 chủng Vibrio parahaemolyticus thử nghiệm, mẫu phân lập của Thái Lan kháng lại hoạt chất OP yếu hơn so với các chủng của Việt Nam và Ecuador. Cũng như vậy, biến tính giữa các loại Vibrio cũng khác biệt. Các chủng Vibrio alginolyticus và Vibrio rotiferianus gây dịch bệnh khác (phân trắng) có khả năng kháng hoạt chất OP tốt hơn và đòi hỏi nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cao hơn để hạn chế tăng trưởng của chúng.
Giảm lây nhiễm AHPND
Để đánh giá hiệu lực của Olpheel Protect trong ngăn chặn lây nhiễm AHPND trên tôm, sử dụng 500 con giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh (SPF) trọng lượng trung bình 1,41±0,14 g. Chia đều 500 tôm vào 20 bể nước lợ RAS (20 ppt) dung tích 75 L/bể. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần tại mỗi bể. Chuẩn bị 4 nghiệm thức khác nhau gồm: đối chứng âm (tôm SPF không gây nhiễm, thức ăn không bổ sung OP); đối chứng âm (tôm SPF gây nhiễm Vibrio parahaemolyticus, thức ăn không bổ sung OP); và hai nghiệm thức chứa Olpheel Protect theo tỷ lệ lần lượt 0,1% và 0,2%. Sau 2 ngày làm quen với môi trường bể nuôi và ăn thức ăn thương mại suốt 2 tuần, bắt đầu tiến hành gây nhiễm Vibrio parahaemolyticus. Chủng vi khuẩn được sử dụng để gây nhiễm phân lập từ tôm thẻ chân trắng mắc bệnh AHPND tại một trại nuôi tôm ở Lộc An, Vũng Tàu, Việt Nam.
10 ngày sau thử thách, tôm nhiễm bệnh không sử dụng OP đạt tỷ lệ sống 50% so với nhóm tôm không nhiễm bệnh. Cả hai nghiệm thức sử dụng OP đều cho kết quả cải thiện rõ rệt về tỷ lệ sống sau gây nhiễm dịch bệnh, trong đó OP tỷ lệ 0,2% cải thiện tỷ lệ sống 83% so với 50% ở nhóm đối chứng dương.
Phenoloxidase là thông số thường được sử dụng làm tín hiệu cho hệ thống miễn dịch do tham gia vào quá trình phản ứng lại các mầm bệnh bên ngoài (Luqing Pan et al., 2019). Hoạt tính của phenoloxidase không khác biệt trong các nghiệm thức đối chứng. Nhưng ở nghiệm thức 0,1% OP, hoạt tính phenoloxidase tăng đáng kể vào thời điểm 72 giờ sau gây nhiễm dịch bệnh. Điều này chứng tỏ OP đã phát huy hoạt tính kích thích miễn dịch so với thức ăn không chứa OP.
Giải pháp bền vững và đa năng
Tất cả các kết quả trong thử nghiệm trên đã chứng minh hiệu quả tích cực của Olpheel Protect đối với tôm nhiễm bệnh AHPND. Hoạt tính kháng khuẩn của phụ gia này đã được chứng minh trong thí nghiệm in vitro, cùng đó là hoạt tính kích thích miễn dịch. Cả hai hoạt tính này góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ sống và sức khỏe gan tụy của tôm. Đây là cơ sở để khẳng định OP là công cụ hoàn chỉnh để ngăn chặn và hạn chế tác động của AHPND lên các trại tôm ở mức độ toàn cầu.
Vũ Đức
(Theo Aquafeed)
Các tin mới nhất
- Chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn(01/09/2024)
- Quy trình thiết lập trang trại nuôi tôm nhà kính(28/08/2024)
- Probiotic nấm men kiểm soát hội chứng phân trắng(27/08/2024)
Các tin cũ cùng mục
- Kỹ thuật nuôi tôm - lúa hữu cơ(12/07/2023)
- Giải pháp nuôi tôm không kháng sinh(06/07/2023)
- Khuyến cáo nuôi tôm siêu thâm canh mùa mưa(28/06/2023)
- Kiểm soát Nitrit trong ao nuôi (10/05/2023)
- Sử dụng sàng ăn hiệu quả(14/02/2023)
- Nuôi tôm “ao trong ao”(22/09/2022)
- 5 cách quản lý chất lượng nước(08/09/2022)
- 4 giải pháp sinh học xử lý nước thải(04/08/2022)
Bình luận bài viết