Quảng Ninh: Hiệu quả nuôi tôm vụ đông nhờ ứng dụng khoa học
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp như: Ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động ứng phó với thời tiết, đảm bảo chất lượng con giống… qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi tôm vụ đông 2022 - 2023.
Diện tích nuôi tôm vụ đông của tỉnh Quảng Ninh là 400 ha, tăng 300% so với năm 2021 - 2022. Sản lượng tôm vụ đông 2022 - 2023 dự kiến đạt 7.200 tấn, tăng 500% so với năm 2021 - 2022.
Những thắng lợi trong tôm vụ đông năm nay là kết quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động khắc phục được tính mùa vụ trong nuôi trồng thủy sản, thích ứng kịp thời với biến đổi khí hậu của người nuôi tôm trên địa bàn, qua đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường, phục vụ ngành chế biến, từng bước hướng đến xuất khẩu. Đây là nền tảng quan trọng nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Thu hoạch tôm tại phường Bình Ngọc, TP Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Mạnh Trường
Xã Hải Lạng là địa phương có diện tích nuôi tôm vụ đông 2022 - 2023 lớn nhất trên địa bàn huyện Tiên Yên với 14 ha. Bằng việc nuôi tôm trong nhà bạt, thực hiện tốt công tác vệ sinh ao đầm, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để xuống giống, tính đến nay, toàn xã đã thu hoạch được trên 250 tấn tôm vụ đông với doanh thu khoảng 40 tỷ đồng.
Theo UBND xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, hiện người dân trên địa bàn xã đang tiếp tục thu hoạch tôm vụ đông kéo dài đến tháng 3/2023. Với giá bán tôm tăng 30 - 40% so với năm 2021 - 2022, thời tiết thuận lợi, nhu cầu thị trường tăng cao, tôm vụ đông sẽ mang lại doanh thu, lợi nhuận và kinh tế ổn định cho người dân.
Không riêng xã Hải Lạng, vụ tôm mùa đông năm nay trên địa bàn tỉnh còn có nhiều tín hiệu tích cực hứa hẹn cho thắng lợi mới. Trong đó, Công ty TNHH Việt - Úc Quảng Ninh đã chính thức đưa giống tôm chịu lạnh ra thị trường. Thành công này là hoạt động trọng tâm thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi thủy sản trên địa bàn. Tôm giống chịu lạnh của Việt - Úc thích ứng với môi trường không khí, nước, nhiệt độ, độ mặn, pH…
Hiện đã có một số doanh nghiệp sản xuất được giống tôm chịu lạnh, thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi thủy sản. Nhờ vậy, tôm được được nuôi trong nhà che bạt, áp dụng công nghệ cao hứa hẹn mang lại thành công cho người nuôi.
Mùa đông ở Quảng Ninh thường là thời điểm người nuôi tôm tháo nước phơi ao bởi nhiệt độ quá thấp, không phù hợp với việc sinh trưởng của con tôm. Tuy nhiên, đây là vụ có giá tôm luôn cao nhất so với các vụ tôm trong năm, nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo mang lại thắng lợi về lợi nhuận. Bằng việc chủ động áp dụng công nghệ để làm chủ được nền nhiệt, điều tiết được nguồn nước cấp phù hợp, sử dụng con giống chịu được lạnh, ngày càng có nhiều người dân nuôi tôm vụ đông.
Hải Đường
Các tin mới nhất
- Chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn(01/09/2024)
- Quy trình thiết lập trang trại nuôi tôm nhà kính(28/08/2024)
- Probiotic nấm men kiểm soát hội chứng phân trắng(27/08/2024)
Các tin cũ cùng mục
- Mexico: Nuôi tôm không kháng sinh(14/02/2023)
- Cà Mau 'số hóa' quản lý sản xuất nông nghiệp(21/11/2022)
- Tìm giải pháp trợ giá tôm sinh thái(19/10/2022)
- Ông Nguyễn Văn Hoạt: Thu bạc tỷ từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao(19/10/2022)
- Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn ở TP Hà Tĩnh “bỏ túi” hơn 500 triệu đồng/ha(19/08/2022)
- Khai mạc Lễ hội tôm hùm TX Sông Cầu lần thứ 1 - năm 2022 (04/08/2022)
- Nhật Bản hỗ trợ mô hình nuôi tôm tiết kiệm năng lượng sử dụng sinh khối(29/07/2022)
- Thái Lan: Nghiên cứu thành công nuôi tôm độ mặn thấp(14/07/2022)
Bình luận bài viết