Con tôm số 106
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Xuất bản tháng 8 - 2020.
Thưa quý vị bạn đọc!
Ngành tôm đang chứng kiến sự tăng trưởng trở lại, vượt qua khó khăn chung của thế giới và rào cản của các thị trường. 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu con tôm đạt gần 2 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, là một trong 6 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD của ngành nông nghiệp.
Điều đáng nói, trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm, tôm thẻ chân trắng đã chiếm ưu thế tối đa. 6 tháng đầu năm nay, tôm thẻ chân trắng chiếm 70,1% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam, tôm sú chỉ chiếm 18,2%, còn lại là tôm biển. Cùng đó, tổng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng 11%, trong khi xuất khẩu tôm sú giảm 15%. Nguyên nhân là trong thời điểm đại dịch, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng có giá hợp lý nên tăng tốt hơn tôm sú.
Sự phát triển mạnh mẽ của tôm thẻ chân trắng đã giúp cho ngành tôm của Việt Nam bứt tốc trên bản đồ sản xuất tôm thế giới. Ở trong nước, những mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao càng giúp cho tôm thẻ chân trắng chiếm thế thượng phong. Tôm thẻ chân trắng mang lại lợi nhuận cao, thời gian ngắn đã thu hút ngày một nhiều người nuôi tôm. Ở một số vùng nuôi, tôm sú ít nhiều bị thất thế. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, tôm sú vẫn là đối tượng chủ lực. Theo Tổng cục Thủy sản, Việt Nam đang duy trì thế mạnh phát triển tôm sú, đặc biệt là hình thức nuôi sinh thái, hữu cơ, tôm - rừng, tôm - lúa và quảng canh, quảng canh cải tiến. Tổng diện tích nuôi tôm sú hiện nay khoảng trên 600.000 ha, tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang. Đây cũng là sản phẩm mà Việt Nam chiếm ưu thế trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, nuôi tôm sú năm nay gặp nhiều khó khăn, giá tôm giảm sâu và kéo dài chưa từng có. Trong khi hiện nay giá tôm thẻ chân trắng đã tăng trở lại thì giá tôm sú vẫn thấp. Cụ thể, loại 20 con/kg hiện bình quân 170.000 đồng/kg, loại 30 con/kg ở mức 140.000 đồng/kg. Nguyên nhân được một số doanh nghiệp chỉ ra là do khó khăn về thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc.
Thế nhưng, tôm sú đang có tương lai rất sáng. Bởi hiện nay, khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sinh thái lên ngôi, tôm sú Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nên có nhiều cơ hội để bật tăng, nhất là khi diện tích nuôi tôm sú đạt chứng nhận quốc tế ngày một nhiều và đối tượng nuôi này đang nhận được sự quan tâm đầu tư lớn cho sản phẩm quốc gia.
Hy vọng với hướng đi mới, tôm sú Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế của mình và tăng cao giá trị xuất khẩu. Đây là nội dung chuyên đề của Đặc san Con Tôm phát hành tháng 8/2020. Mời các bạn đón đọc.
Trân trọng!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành - đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 0243 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Ban biên tập
Các tin mới nhất
- Chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn(01/09/2024)
- Quy trình thiết lập trang trại nuôi tôm nhà kính(28/08/2024)
- Probiotic nấm men kiểm soát hội chứng phân trắng(27/08/2024)
Các tin cũ cùng mục
- Con tôm số 105(10/07/2020)
- Con tôm số 104(08/06/2020)
- Con tôm số 103(18/05/2020)
- Con tôm số 102(16/04/2020)
- Con tôm số 101(17/03/2020)
- Con tôm số 100(17/02/2020)
- Con tôm số 98 + 99(06/01/2020)
- Con tôm số 97(05/11/2019)
Bình luận bài viết