Tác dụng bột bã mía và rỉ đường trong quản lý ao nuôi tôm
Đánh giá bài viếtBột bã mía và mật rỉ đường được xem là nguyên nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác hiệu quả trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước.
Bột bã mía
Bã mía chiếm 20 – 30% trọng lượng mía đem ép. Đây là phụ phẩm có rất nhiều carbon hữu cơ; bã mía sau khi đem sấy khô, nghiền thành bột sẽ có các thành phần chính là: Cellulose (xơ): 45 – 55%, Hemicellulose: 20 – 25%, Lignin: 18 – 24%, tro: 1 – 4%, sáp < 1%. Tùy theo giống mía và thổ nhưỡng của nơi trồng mà thành phần hóa học trong mía sẽ thay đổi.
Đối với ao nuôi tôm, bột bã mía có tác dụng ổn định môi trường nước, giúp phát triển hệ vi sinh có lợi, cung cấp chất khoáng cho tảo, bổ sung các chất Fe, Zn cho tôm nuôi…
Cách sử dụng:
– Sau khi cải tạo ao, sẽ dùng bột bã mía để gây màu nước với liều lượng 1 kg/100 m3 nước. Đối với ao thuần thì bón 5 ngày/lần, riêng ao đã bị chai nền đáy thì cần bón 2 ngày/lần.
– Trong 2 tháng đầu, chỉ bón định kỳ bột bã mía 10 kg/1.000 m3 nước ao mà không cần sử dụng chế phẩm sinh học hay khoáng bổ sung vào nước. Cần phải kiểm tra các yếu tố môi trường nước (mật độ vi khuẩn trong nước, pH, kiềm…) trước khi bón 1 ngày và sau khi bón 2 ngày. Điều này, sẽ giúp ước lượng chính xác liều lượng bột bã mía cần sử dụng.
– Sau 2 tháng nuôi, tôm đã lớn, lượng chất thải cũng nhiều hơn, cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học để môi trường nước luôn ổn định.
Ngoài ra, trong suốt quá trình nuôi, cần theo dõi kỹ màu nước, các yếu tố môi trường, để có sự điều chỉnh hợp lý lượng bột bã mía bón cho ao.
Mật rỉ đường
Mật rỉ đường chiếm 3 – 5% trọng lượng mía đem ép và có thành phần chính gồm: Nước 20%, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protetin 5%, sáp 1%, bột 4% và một số loại khoáng Fe, Al, Ca, Mg, P, K.
Tận dụng cơ chế hoạt động của các loại vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng carbon và nitơ để tổng hợp protein, do đó, để loại bỏ NH3 và CO2 cần phải bổ sung nguồn carbon cho ao nuôi. Mật rỉ đường có thể được xem là biện pháp thích hợp trong trường hợp này.
Cách sử dụng: Hòa mật rỉ đường với nước và tạt đều khắp ao, có thể ủ với men vi sinh để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản: ủ mật đường với men vi sinh 3 – 6 giờ, sục khí liên tục và tạt xuống ao.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Chăm sóc tôm giai đoạn lột xác(19/08/2021)
- Khuyến cáo chăm sóc tôm sau mưa bão(19/08/2021)
- Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm hai giai đoạn(19/08/2021)
- Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm hùm(19/08/2021)
- Nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh thành công(19/08/2021)
- Kỹ thuật ương tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn(19/08/2021)
- Kỹ thuật nuôi ghép tôm, cua, cá đạt hiệu quả tối ưu nhất!(19/08/2021)
- Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn(19/08/2021)
Bình luận bài viết