Cải tiến di truyền của tôm sú
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Vừa qua, Hội đồng nghiên cứu Australia (ARC) đã tài trợ 5 năm cho Trung tâm Nghiên cứu Chuyển đổi công nghiệp trong việc lai tạo chọn lọc giống tôm sú để tăng cường sự phát triển, sự tồn tại và kháng bệnh nhằm nâng cao năng suất nuôi từ việc cải tiến di truyền của tôm sú.
Tôm sú bố mẹ - Ảnh: CTV
Được biết, Trung tâm ARC bao gồm các nhà di truyền học động vật, các nhà nghiên cứu về gen, bệnh học và nuôi trồng thủy sản hàng đầu từ Đại học James Cook, Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) và Đại học Sydney, các chuyên gia về xác định trình tự bộ gen từ các cơ sở nghiên cứu Bộ gen (AGRF) và Đại học Ghent và một trong những nhà sản xuất tôm nuôi lớn nhất của Australia, Seafarms Group. Các kết quả của Trung tâm ARC về lai tạo giống tôm tiên tiến nhằm mang lại những kiến thức di truyền của tôm sú đến một mức độ tương đương như ở gia súc, tạo ra các công cụ và quy trình cần thiết để tiến hành một chương trình nhân giống tiên tiến cho các loài có khả năng mở rộng sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt, Trung tâm đã nỗ lực chỉ ra các kiến thức về di truyền và kiểu hình giúp các phương pháp thống kê chính xác cao dựa trên các marker bộ gen có thể được sử dụng để dự đoán giá trị di truyền của một con vật nuôi.
Cách tiếp cận này được gọi là chọn lọc gen và gần đây đã được thiết lập như là tiêu chuẩn vàng trong chương trình cải tiến vật nuôi và cây trồng. Việc kết hợp chọn lọc gen vào chương trình lai tạo giống đã được chứng minh làm tăng đến 81% lợi ích di truyền đối với một số đặc điểm và có sự gia tăng trung bình 33% trong độ chính xác giá trị giống so với phương pháp dựa vào kiểu hình thuần túy truyền thống
Hơn nữa, việc chọn lọc bộ gen mang lại nhiều khả năng nhất trong việc lựa chọn các đặc điểm mà không thể đo lường trực tiếp trên các giống tôm tiềm năng (như khả năng chống chịu bệnh, chất lượng thịt và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn), vì việc chọn lọc bộ gen nắm bắt được cả các thành phần gia đình trong và giữa các biến trạng gen. Phương pháp tích hợp các chọn lọc gen vào các chương trình lai tạo tôm giống, đặc biệt là những phương pháp kết hợp các đặc điểm kháng bệnh và sinh lý học, hứa hẹn sẽ tăng nhanh chóng các lợi ích di truyền hơn so với việc chọn lọc kiểu hình truyền thống trong sản xuất giống tôm sú.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Hiệu quả nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi(30/12/2016)
- Đảm bảo độ kiềm và khoáng chất trong ao(30/12/2016)
- Một số giải pháp kỹ thuật giảm thiểu rủi ro nuôi tôm QCCT kết hợp(30/12/2016)
- Nuôi tôm ở cuối sông Hậu(28/12/2016)
- Trà Vinh: Mô hình tôm - lúa ứng phó biến đổi khí hậu(22/12/2016)
- Ngành tôm 2016: Đòn bẩy để bứt phá(21/12/2016)
- Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng(16/12/2016)
- Lưu ý phòng, trị bệnh tôm càng xanh(16/12/2016)
Bình luận bài viết