Đánh giá probiotic thương mại với tôm giống
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, bổ sung probiotic giúp tăng tỷ lệ sống, giảm FCR trong hệ thống nuôi biofloc chiếm ưu thế.
Biomin đã tạo ra một dòng sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản có tên là AquaStar® để cải thiện tôm giống và tôm nuôi, cũng như cải thiện chất lượng nước ao. Mỗi sản phẩm bao gồm một số chủng vi khuẩn probiotic và AquaStar® được sản xuất nhằm bổ sung vào thức ăn để tăng cường sản xuất nuôi tôm thương phẩm.
Thử nghiệm trước đó với probiotic này trong hệ thống chứa nước sạch với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) tại Việt Nam đã giúp tôm tăng trưởng tốt, tăng tỷ lệ sống và cải thiện hệ thống miễn dịch. Trong một nghiên cứu khác, một sự kết hợp của AquaStar® và AquaStar® Pond giúp cải thiện sự tồn tại của tôm và làm giảm FCR của tôm nuôi trong một hệ thống biofloc với điều kiện môi trường nuôi cấy bị nhiễm gây bệnh Vibrio. Cuộc thử nghiệm hiện nay đã được tiến hành để xác định tác động của ba mức độ bổ sung AquaStar® cho tôm nuôi trong một hệ thống biofloc với lượng là (2, 3 hoặc 5 g/kg thức ăn).
Thiết kế thử nghiệm
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần được thực hiện tại Viện Hải dương học của Đại học Florida Atlantic (FAU-HBOI) ở Fort Pierce, Florida. Một thử nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên ở các bể có diện tích là 4x4 m2, bao gồm 16 m3 (đường kính 4 foot) được trang bị hệ thống tuần hoàn floc với độ mặn là (34 ppt).
16 lít biofloc từ hệ thống sinh học ngoài trời (IMTA) của FAU-HBOI đã được thêm vào mỗi thùng ba tuần trước khi thả tôm. 100 con tôm có trọng lượng 1,5 g/con được thả vào mỗi thùng vào ngày 2/5/2017. AquaStar® được bổ sung cho tôm nuôi trong viên thức ăn Zeigler shrimp HI-35 ở dạng bột viên 2 mm ở mức 0, 2, 3 hoặc 5 g/kg (0; 0,2; 0,3; 0,5%).
Probiotic dạng bột được bổ sung vào nước cất với tốc độ pha loãng 1:20 theo hướng dẫn trên nhãn và sấy khô qua đêm ở 650C. Tôm ban đầu được cho ăn 2 lần/ngày bằng tay (tuần một và hai), sau đó thức ăn được cho ăn liên tục sử dụng sàng ăn, vó dựa trên trọng lượng cơ thể.
Ôxy hòa tan (DO), nhiệt độ và độ mặn được đo 2 lần/ngày và chất rắn lơ lửng (SS) được đo 1 lần/ngày bằng cách sử dụng hình nón Imhoff. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ kiềm, tổng nitơ amoniac (TAN), nitrit (NO2 -N) và nitrat (NO3 -N) được đo 2 lần/tuần. Sodium bicarbonate (NaHCO3) được bổ sung khi cần thiết để duy trì độ kiềm 100 - 150 mg/L.
Mỗi tuần, sẽ kiểm tra 10 con tôm từ một bể thí nghiệm. Các chỉ số như trọng lượng, tỷ lệ sống, trọng lượng cuối cùng, năng suất, tốc độ tăng trưởng cụ thể, tốc độ tăng trưởng hàng tuần và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn được đánh giá ở thu hoạch. Nước được thu thập hàng tuần từ mỗi thùng và kiểm tra, nuôi cấy Vibrio ba lần trên đĩa thạch TCBS. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, nước được nuôi cấy trên đĩa thạch MA để xác định tổng số lượng vi khuẩn và trên MAC để xác định số lượng vi khuẩn đường ruột. Lấy đường ruột từ 5 con tôm từ mỗi bể để nuôi cấy vi khuẩn trên TCBS, MA và MAC.
Các kết quả
Chất lượng nước là tương tự cho tất cả các nhóm thí nghiệm. Nhiệt độ, độ mặn, pH và nồng độ ôxy hòa tan trung bình lần lượt là 28,2 - 28,90C, 38 g/L, 7,6 và 6,6 mg/L, tương ứng. TAN, NO2 -N, NO3 -N, và độ kiềm trung bình tương ứng 0,05 mg /L, 0,04 mg/L, 4,4 - 4,7 mg/L và 139 - 142 mg/L. Chất rắn lơ lửng tăng từ mức trung bình 8 - 29 ml/L và TSS tăng 78 - 306 mg/L trong giai đoạn kéo dài 12 tuần.
Kết quả sản xuất được thể hiện trong Bảng 1. Mặc dù kết quả đã cho thấy, tỷ lệ sống sốt cao hơn (p = 0,056), năng suất cao hơn (p = 0,059) và FCR thấp hơn (p = 0,060) ở mức bổ sung 0,5%. Cụ thể: tỷ lệ sống là 76,5% và cao nhất trong việc bổ sung AquaStar® 0,5%. Tôm đạt bình quân 23,25 g/con trong 12 tuần, với tốc độ tăng trưởng hàng tuần trung bình 1,5 g; trung bình mỗi bể là 1,556 g và cao nhất trong việc bổ sung 0,5%. FCR thấp nhất là 1,39 trong bổ sung 0,5%.
Vibrio trong nước bắt đầu tăng trong tuần thứ tư và tăng cao đã được ghi nhận tại tuần 7 và 12. Vibrio thấp hơn (màu xanh) khi số lượng probiotic được tăng lên; trung bình Vibrio gây bệnh chiếm 17% tổng số Vibrio trong nhóm đối chứng, 13% trong nhóm bổ sung 0,2% và 0,3% và 8,5% ở nhóm 0,5 % (Hình 2).
Mẫu nước thu thập khi thu hoạch cho thấy không có sự khác biệt giữa các phương pháp điều trị trong tổng số vi khuẩn (MA) hoặc số lượng vi khuẩn Vibrio, tuy nhiên số lượng vi khuẩn phát triển trên môi trường thạch MacConkey là trên trung bình 10x thấp hơn (p = 0,045) (Hình 3A).
Không có sự khác biệt về số lượng vi khuẩn trung bình từ đường ruột tôm tại thu hoạch (Hình 3B). Tuy nhiên, các thành phần của Vibrio và các vi khuẩn đường ruột bị thay đổi bởi các probiotic. Tôm ở các nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ Vibrio cao hơn, dù rằng phần trăm gây bệnh Vibrio trong nước ít (Hình 4A). Tôm được bổ sung probiotic có một tỷ lệ Vibrio thấp hơn (Hình 4B).
Kết luận
Mặc dù, không có sự khác biệt đáng kể về tăng sản lượng, sự khác biệt về thành phần vi khuẩn đã được ghi nhận ở cả trong nước và ruột tôm. Nhưng kết quả thử nghiệm cho thấy rằng kết hợp sản phẩm probiotic này, đặc biệt là ở mức bổ sung 0,5% có tiềm năng tác động tích cực đến sức khỏe và sản lượng tôm bằng cách tăng tỷ lệ sống và do đó làm giảm FCR.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Ương tôm thẻ chân trắng trên bể theo công nghệ Biofloc(24/08/2018)
- Nhu cầu trao đổi nước và Methionine trong khẩu phần ăn của TTCT Thái Bình Dương(17/08/2018)
- Tỷ lệ C/N trong hệ thống biofloc(30/07/2018)
- Hiệu ứng mùa mưa trong ao tôm(30/07/2018)
- Khô đậu cải tiến trong khẩu phần ăn của tôm(15/06/2018)
- Xử lý phèn hiệu quả(18/05/2018)
- Thiết kế hệ thống tuần hoàn nước(09/03/2018)
- Nuôi tôm trên đất liền bằng công nghệ cao(09/02/2018)
Bình luận bài viết