Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nước ngọt, thường gặp nhất ở các loài cá da trơn như cá lăng, cá nheo, cá trê. Cá lớn thường dễ mẫn cảm với bệnh hơn.
Cá bị nhiễm bệnh
Khi cá bị bệnh có một số dấu hiệu như: Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính khoảng 3 - 5 mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ xung quanh.
Đối với bệnh đốm trắng ở cá da trơn, vi khuẩn E. tarda được tìm thấy ở cá trê giống trong khi E. ictaluri được phân lập từ cá tra, cá ba sa, cá nheo giống và cá thịt.
Nguyên nhân
Bệnh thường xuất hiện khi trong môi trường ao nuôi xấu, nước ao bị ô nhiễm. Một số trường hợp cho thấy, nuôi cá với mật độ quá dày cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh có cơ hội bùng phát. Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 300C.
Phòng bệnh
Để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi cá trong vùng, các hộ nuôi cần có ao lắng lọc, sát trùng nước trước khi bơm nước vào ao nuôi. Thực hiện cải tạo ao theo đúng quy trình.
Nên chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Dụng cụ thường sử dụng như lưới, vợt, sọt, ống dây phải được sát trùng bằng Chlorine liều lượng 10 - 15 g/m3 trong 30 phút, rửa nước sạch và phơi khô sau khi sử dụng.
Đảm bảo môi trường nước ao sạch. Định kỳ 10 - 15 ngày xử lý nước bằng CaCO3 liều lượng 2 - 3 kg/100 m2 tạt quanh ao kết hợp các loại thuốc sát trùng như BKC, Vime-Protex, Vimekon để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trong quá trình nuôi, hạn chế các hiện tượng gây stress cho cá như: thay đổi nhiệt độ, ôxy hòa tan. Khi đánh bắt, vận chuyển cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm cá xây xát.
Thức ăn cần được nấu chín hoặc sử dụng thức ăn viên.
Khi nuôi cá trên lồng bè, người nuôi có thể áp dụng biện pháp phòng bệnh được xem là có hiệu quả như treo túi vôi. Bởi, vôi có tác dụng khử trùng và tăng độ kiềm cho ao nuôi. Thông thường, 1 tháng treo 1 lần, tuy nhiên vào thời điểm xuất hiện bệnh nhiều, có thể 2 tuần treo một lần, liều lượng khoảng 2 kg CaO/10 m3. Vị trí treo túi vôi thích hợp là ở khu vực cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy.
Bên cạnh đó, người nuôi nên bổ sung thêm lượng Vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc sử dụng thuốc KN - 04 -12, thành phần thuốc gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa...), vitamin và một số vi lượng khác. Liều lượng cho cá giống: 4 g thuốc/kg cá/ngày; cá thịt: 2 g thuốc/kg cá/ngày; thuốc được trộn với thức ăn tinh nấu chín để nguội, cho cá ăn 1 đợt 3 ngày liên tục, cứ 30 - 45 ngày cho ăn một đợt.
Ngoài ra, theo kết quả từ một nghiên cứu mới đây cho thấy, thức ăn bổ sung chiết xuất methanol từ vỏ trái bần chua Sonneratia caseolaris có tác dụng bảo vệ sự nhiễm khuẩn E.tarda trên cá trê phi hiệu quả.
Trị bệnh
Khi phát hiện trong ao có bệnh, cá chết cần vớt ra càng sớm càng tốt; không vứt bừa bãi ra sông, trên mặt đất, mà phải chôn vào hố cách ly có rải vôi bột để tiệt trùng.
Để điều trị bệnh do chủng vi khuẩn Edwardsiella sp, có thể sử dụng kháng sinh: Florphenicol hoặc Doxycycline lượng 3 - 5 g/100 kg cá/ngày, cho ăn liên tục 7 ngày. Bên cạnh đó, bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá với lượng 2 - 3 g/100 kg cá/ngày, ăn liên tục 5 ngày. Thuốc được trộn vào thức ăn viên có chất kết dính.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Hàm lượng nucleotide trong một số loại nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi - thủy sản(26/10/2018)
- Thông tin về virus SHIV (19/10/2018)
- Lựa chọn tôm giống tốt(19/10/2018)
- CPF-Combine Model: Mô hình bền vững thành công cho người nuôi(17/10/2018)
- Chất hỗ trợ tiêu hóa: Tầm quan trọng trong công thức thức ăn thủy sản(12/10/2018)
- 6 phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản(04/10/2018)
- Quản lý pH trong ao nuôi(21/09/2018)
- Loại bỏ chất thải trong hệ thống RAS(07/09/2018)
Bình luận bài viết