Quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Với mô hình này, người nuôi sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn, thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch. Bởi đây là mô hình được thực hiện đồng loạt và được giám sát chặt chẽ.
1. Hệ thống vuông nuôi
- Diện tích vuông nuôi: < 15.000 m2
+ Diện tích mương: Khoảng 30% trên diện tích tôm nuôi
+ Độ sâu mực nước: Trên trảng > 0,5 m, dưới kênh > 1 m.
- Diện tích ao lắng, xử lý: Chiếm 10 - 15% diện tích vuông nuôi (có thể tận dụng mương vườn hoặc kênh cấp nước).
- Diện tích ao ương: Từ 200 - 1.000 m2.
2. Chuẩn bị vuông nuôi
Cải tạo vuông nuôi, ao ương
- Dọn sạch cây cỏ, sên vét kênh mương, tu sửa cống bọng, gia cố bờ bao
- Bón vôi (CaCO3): Khi mặt đất còn ướt (liều lượng: 10 kg/100 m2)
- Phơi mặt trảng 5 - 7 ngày (đất nứt chân chim).
Cấp nước
Nước được cấp từ ao lắng vào vuông nuôi qua túi lọc, mực nước trên trảng > 0,5 m, dưới kênh > 1 m
Xử lý nước
- Sau khi lấy nước được 3 ngày tiến hành diệt cá tạp bằng Saponine hoặc rễ cây thuốc cá
- Diệt khuẩn bằng Iodine…, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Gây màu nước:
+ Dùng phân NPK (20-20-15) + Urê (theo tỷ lệ 7:3)
+ Liều lượng: 2 - 3 kg/1.000 m3 hòa nước tạt đều khắp ao nuôi
+ Thời gian sử dụng buổi sáng khi trời có nắng (8 - 9 h)
- Sau khi gây màu nước được 3 ngày, cấy vi sinh, kiểm tra các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp:
+ pH: 7,5 - 8,5
+ Độ mặn: 10 - 25‰
+ Độ kiềm: 80 - 160 mg/l
+ Độ trong: 30 - 40 cm
+ Màu nước: Xanh vỏ đậu hoặc nâu nhạt
Các yếu tố môi trường ổn định, tiến hành thả giống.
3. Chọn và thả giống
Chọn giống
- Chọn những đơn vị có uy tín, chất lượng.
- Cần xét nghiệm trước khi thả nuôi.
Thả giống
- Mật độ: Thả lần đầu 2 con/m2, sau 2 tháng thì thả tiếp 1 con/m2. (Lưu ý: Không nên thả giống quá ngắn giữa 2 lần thả vì ảnh hưởng đến thức ăn và môi trường)
- Tôm giống được thả vào ao ương hoặc mành gièo (khoảng 10 - 15 ngày).
4. Quản lý, chăm sóc
Giai đoạn ương
Cho ăn ngày 2 lần vào 6h và 17h.
Giai đoạn nuôi
* Quản lý các yếu tố môi trường, thức ăn:
- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường để xử lý kịp thời.
- Trong quá trình nuôi không xả nước ra theo con nước mà chỉ cấp thêm nước vào vuông nuôi nếu thấy mức nước thấp hơn 0,5 m trên mặt trảng (tùy thuộc vào con nước và chất lượng nước).
- Định kỳ bón phân DAP và Zeolite, chế phẩm sinh học 15 ngày một lần (DAP 10 - 15 kg/ha, Zeolite 2 bao/ha) nhằm tạo nguồn thức ăn và ổn định môi trường cho tôm nuôi.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học (15 ngày một lần) để làm sạch nền đáy và ổn định môi trường.
* Quản lý sức khỏe tôm:
- Thường xuyên quan sát tôm nuôi để phát hiện những biểu hiện không bình thường và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
- Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp trên tôm nuôi.
Một số bệnh thường gặp
Nhóm bệnh do virus: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh còi... Hiện, chưa có thuốc đặc trị, chỉ áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp.
Bệnh đốm trắng, bệnh còi
Dấu hiệu bệnh:
- Tôm bơi lội lờ đờ, tấp mé
- Tôm bỏ ăn và chết hàng loạt 3 - 7 ngày
- Đối với bệnh đốm trắng thì trên vỏ đầu ngực và đốt cuối cùng xuất hiện nhiều chấm trắng
- Đối với bệnh đầu vàng thì trên phần đầu, đặc biệt là vùng gan, tụy sưng to, có màu vàng
- Đối với bệnh còi tôm thường có màu sẫm, còi, chậm lớn, rong bám xung quanh, cơ thịt không đầy vỏ. Bệnh này không gây chết tôm hàng loạt
- Bệnh đốm trắng thường xuất hiện giai đoạn 30 - 75 ngày tuổi. Bệnh đầu vàng thường xảy ra ở giai đoạn 40 - 100 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao.
Nhóm bệnh do vi khuẩn: Bệnh phát sáng, hoại tử phụ bộ, đỏ thân, đốm nâu...
Dấu hiệu bệnh:
- Các chỗ tổn thương trên vỏ có màu nhạt sau đó chuyển sang đốm đen, đặc biệt ở chân bơi, chân bò, chân đuôi, râu, vỏ tôm.
- Cơ thể tôm bị phát sáng khi quan sát trong bóng tối.
Phòng, trị bệnh:
- Phòng bệnh: Nên áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp.
- Trị bệnh: Nếu nhẹ kích thích cho tôm lột xác bằng cách: Thay nước khoảng 30% lượng nước. Nếu bệnh nặng dùng một trong các thuốc sau: BKC, Iodine… để trị bệnh. Cấy vi sinh để ổn định môi trường nước.
Nhóm bệnh do nguyên sinh động vật: Đóng rong, đen mang…
Dấu hiệu bệnh:
- Vỏ tôm bị rong bám bên ngoài nhất là trên các đốt của chân bơi, chân bò, chân đuôi, râu.
Bệnh đen mang
- Mang tôm có màu đen hay nâu, nếu bệnh nặng mang tôm tiết dịch có mùi hôi.
+ Phòng, trị bệnh:
- Phòng bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp.
- Trị bệnh: Nếu nhẹ kích thích cho tôm lột xác bằng cách: Thay nước khoảng 30% lượng nước trong vuông. Nếu nặng: Xử lý Iodine, BKC…
Nhóm bệnh do môi trường và dinh dưỡng: Cong thân, mềm vỏ...
Dấu hiệu bệnh:
- Tôm chậm lớn, cơ thịt không đầy vỏ, vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng
- Tình trạng mềm vỏ kéo dài, dễ bị nhiễm các loại bệnh khác.
+ Phòng, trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Bón vôi canxi cho vuông (CaCO3), liều lượng 150 - 200 kg/ha.
5. Thu hoạch
Thu tỉa bằng lú (không xả cống).
6. Quản lý cộng đồng
- Thực hiện cải tạo sên vét vuông nuôi đúng theo quy định;
- Khi có bệnh xảy ra báo cáo ngay với cán bộ chuyên môn để có biện pháp hướng dẫn kịp thời;
- Thông báo cho các hộ nuôi lân cận biết để có biện pháp phòng bệnh;
- Không xả nước tôm bệnh ra môi trường bên ngoài khi chưa qua xử lý, nhằm tránh lây lan mầm bệnh;
- Tuân thủ lịch thời vụ;
- Mỗi năm phơi đầm ngắt vụ một lần để cải thiện môi trường đất.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Nuôi thức ăn cho ấu trùng tôm(11/05/2016)
- Tiếp cận toàn diện để quản lý bệnh hoại tử gan tụy cấp(06/05/2016)
- Xử lý nước và ương nuôi tôm giống vùng Nam bộ(29/04/2016)
- Nuôi sò huyết trong ao tôm(15/04/2016)
- Kỹ thuật ấp Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm(08/04/2016)
- Côn trùng - Nguồn dinh dưỡng cho tôm(01/04/2016)
- Chế tạo thức ăn nuôi tôm sú không bột cá ở Australia(22/03/2016)
- Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh(11/03/2016)
Bình luận bài viết