Sử dụng chế phẩm sinh học hướng đi thực tiễn
Đánh giá bài viếtSử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường. Từ đấy có thể góp phần đưa nghề nuôi tôm phát triển. Sử dụng chế phẩm sinh học có thể ngăn ngừa nguồn gây bệnh. Khi sử dụng chế phẩm sinh học sẽ hạn chế được việc sử dụng kháng sinh, hóa chất độc, an toàn, có tính bền vững cao.
Chế phẩm sinh học phòng ngừa dịch bệnh
Quá trình khống chế sinh học là những dòng vi khuẩn có lợi tác động lên dòng vi khuẩn gây bệnh. Những vi khuẩn có lợi sẽ kìm chế sự phát triển của sinh vật có hại. Từ đấy, hạn chế các bệnh như phát sáng, đóng rong nhớt… Bên cạnh đó, khi vi khuẩn lợi phát triển với số lượng lớn trong đường ruột sẽ giúp lấn át hoặc tiêu diệt vi khuẩn có hại. Điều này giúp hạn chế các bệnh đường ruột gây bệnh phân trắng, sưng ruột, ruột vàng…
Dùng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm đem lại hiệu quả
Chế phẩm sinh học Kích thích tôm phát triển
Để tăng tác dụng thức ăn, nhiều dòng vi khuẩn có ích được đưa vào cơ thể tôm. Các khuẩn lợi giúp tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế độc tố. Các vi khuẩn có ích còn tiết ra các enzym giúp việc phân tách các đa chất thành đơn chất hiệu quả. Tôm có thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, chống rối loạn đường tiêu hóa.
Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, chất độc trong ao
Khi sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có vai trò quan trọng. Giúp phân hủy các chất hữu cơ và làm giảm đáng kể lớp bùn nhớt. Bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học từ lúc cải tạo ao nuôi đến trong suốt quá trình nuôi. Chế phẩm sinh học sử dụng hiệu quả đối với nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau. Các hình thức như quảng canh đến thâm canh, siêu thâm canh, nuôi raceway (nước chảy) đều vô cùng hiệu quả.
Trên đây là một vài chia sẻ của cúng tôi trong sử dụng chế phẩm sinh học để phát triển ao nuôi tôm. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bà con có thêm kinh nghiệm để áp dụng cho bản thân.
Các tin mới nhất
- Nâng cao tỷ lệ sống cho tôm(17/06/2025)
- Hạn chế ảnh hưởng khi sang tôm(13/06/2025)
- Kinh nghiệm nuôi tôm mùa nóng(13/06/2025)
Các tin cũ cùng mục
- Mô hình nuôi tôm bền vững ở miền Tây nước Mỹ(20/08/2021)
- Copefloc – nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên(20/08/2021)
- Sử dụng rơm trong nuôi tôm(20/08/2021)
- Hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản(20/08/2021)
- Nuôi tôm hoàn toàn tự nhiên(20/08/2021)
- Nuôi tôm theo công nghệ Aquamimicry(20/08/2021)
- Công nghệ ozone cho nuôi tôm(20/08/2021)
- Nuôi tôm trên cạn: Mô hình thay đổi diện mạo ngành nuôi trồng thủy sản(20/08/2021)
Bình luận bài viết