Chủ động bảo vệ tôm nuôi khi có mưa bất thường
Đánh giá bài viếtNhững cơn mưa bất thường mấy ngày qua làm ảnh hưởng khá nặng nề đến nghề nuôi tôm do môi trường ao nuôi biến động vượt ngưỡng giới hạn. Nhiều ao nuôi tôm công nghiệp bị thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng.
Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Cà Mau thì lượng
mưa đo được trong tuần qua có nơi lên đến 82 mm. Theo đó, lượng nước thực đo của
nhiều nông dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vào những ngày có cơn mưa lớn trên ao
nuôi tôm công nghiệp trên 20 cm. Với lượng mưa lớn như vậy làm môi trường ao
nuôi biến động, dẫn đến đề kháng tôm nuôi giảm, không thích nghi kịp.
Ông Nguyễn Văn Ngang, ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, cho biết:
“Mấy chục năm qua tôi chưa từng thấy có mưa lớn sau Tết như thế này. Người nuôi
tôm hiện nay rất lo lắng trước môi trường thay đổi do mưa thất thường bởi đã có
nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp bị thiệt hại nặng”.
Nông dân ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước kiểm tra chỉ số môi trường ao nuôi.
Ông Lâm Thành Kính, ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, dẫn chứng trường hợp của anh Huỳnh Văn Tùng, cùng ấp Hòa Trung, có diện tích ao nuôi 3.000 m2, sau gần 3 tháng nuôi tôm đạt trọng lượng 80 con/kg. Do ảnh hưởng của mưa bất thường làm chết trên 4 tấn tôm, chỉ thu được 200 kg, thiệt hại trên 300 triệu đồng.
Nông dân Nguyễn Văn Ngang, ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước tháo nước mưa để bảo vệ môi trường ao nuôi.
Theo nhiều nông dân nuôi tôm công nghiệp, hiện họ đang khó
khăn trong việc quản lý môi trường ao nuôi, nhất là khi qua mưa lớn, trời lại nắng
nóng. Mặc dù sử dụng các biện pháp bón vôi, bổ sung khoáng chất, vi sinh định kỳ…
theo hướng dẫn của nhà chuyên môn nhưng rất khó để ổn định môi trường nuôi.
Trước hiện tượng tôm ăn yếu do môi trường ao nuôi biến động, hiện ngoài chủ động
cắt giảm khẩu phần thức ăn hằng ngày của tôm để bảo vệ tôm nuôi, hạn chế khí độc
từ nguồn thức ăn dư thừa thì việc tăng cường chạy quạt, bổ sung vôi, khoáng chất
đúng liều lượng hay sử dụng vi sinh đúng định kỳ cũng được người nuôi tôm tăng
cường để tránh thiệt hại xảy ra.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Một số giải pháp kỹ thuật giảm thiểu rủi ro nuôi tôm QCCT kết hợp(30/12/2016)
- Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng(16/12/2016)
- Vai trò của Ca và Mg cho ao nuôi(15/12/2016)
- Quy trình tiêm vaccine(24/11/2016)
- Kinh nghiệm nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh(11/11/2016)
- Quản lý tôm càng xanh giai đoạn mùa mưa(04/11/2016)
- Nuôi tôm… trong nhà(01/11/2016)
- Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao(28/10/2016)
Bình luận bài viết