Quy trình tiêm vaccine
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Vaccine là công cụ giúp nghề nuôi cá ở Na Uy, Nhật Bản phát triển mạnh. Sản lượng vaccine cá được tiêu thụ cao, đi đôi với giảm sản lượng kháng sinh tiêu thụ là bước tiến vượt bật. Nuôi cá bền vững là tương lai không xa của nghề cá thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhờ vào hiệu quả của vaccine mang lại và công nghệ sản xuất vaccine ngày càng cao.
Quy trình tiêm vaccine ngày nay đơn giản hơn nhờ vào sự cải tiến và giúp sức của máy móc, thiết bị. Quá trình tiêm vaccine được chia thành 3 bước chính: trước khi tiêm vaccine, tiêm vaccine và sau khi tiêm vaccine.
1) Trước khi tiêm vaccine
a. Kiểm tra sức khỏe cá trước khi tiêm vaccine: dựa vào việc đánh giá biểu hiện của cá và nhật ký ao kết hợp với gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân lập vi khuẩn, PCR chẩn đoán bệnh.
b. Chuẩn bị nhân sự: Thông thường 1 người có thể tiêm được 1.000 con cá/giờ. Một đội tiêm vaccine cần có:
- Người giám sát: Hướng dẫn kỹ thuật tiêm vaccine, kỹ thuật gây mê, giải quyết các vấn đề trong quá trình tiêm vaccine. Ở vị trí này thường là nhân viên kỹ thuật của MSD và kỹ thuật của trại.
- Người vận chuyển: Chuyển cá từ ao, bể nuôi đến bể gây mê và bàn tiêm vaccine.
- Người tiêm vaccine: Chịu trách nhiệm cho việc tiêm vaccine cho cá, với sự hỗ trợ của súng tiêm bán tự động (tự làm đầy liều sau khi tiêm). Ngoài ra, người tiêm vaccine sẽ là người phân loại cá, loại bỏ cá yếu hoặc cá không đạt yêu cầu ra khỏi bể, ao nuôi cá.
c. Chuẩn bị dụng cụ:
- Vaccine để tiêm cho cá. Hiện nay, thị trường Việt Nam có 2 loại vaccine phòng bệnh do liên cầu khuẩn:
- Vaccine Aquavac Strep Sa: phòng bệnh liên cầu khuẩn gây phù mắt xuất huyết trên cá chẽm, cá bóp do Streptococcus iniae.
- Vaccine Aquavac Strep Si: phòng bệnh liên cầu khuẩn gây phù mắt xuất huyết trên cá rô phi, diêu hồng do Streptococcus agalactiae.
- Súng tiêm tự động, kim tiêm, thuốc gây mê, bàn tiêm vaccine: được cung cấp bởi công ty MSD Animal Health.
- Súng tiêm với chức năng tự làm đầy sau mỗi lần tiêm nên một người bình thường có thể tiêm được 1.000 con cá/giờ.
- Kim tiêm: Tùy vào kích cỡ của cá mà người giám sát sẽ lựa kim tiêm có chiều dài và đường kính phù hợp. Cá trọng lượng 10 - 30 g nên dùng kim tiêm có đường kính 0,6 mm dài 4 mm. Mục tiêu của việc lựa chọn chiều dài kim tiêm và vị trí tiêm vaccine là để đảm bảo vaccine phân tán vào mô mỡ của màng treo ruột mà không ảnh hưởng đến nội tạng cá.
- Các dụng cụ khác: xô, lưới, máy bơm nước, máy sục khí…
2)Tiêm vaccine
a. Chuẩn bị cá: Cá phải khỏe mới tiêm vaccine. Cắt mồi (ngưng cho cá ăn) 24 giờ trước khi tiêm vaccine.
b. Quy trình: Cá từ ao/bể -> chuyển đến bể gây mê -> chuyển cá lên bàn tiêm vaccine -> tiêm vaccine -> cá từ bàn tiêm theo dòng nước trên bàn xuống các ao/bể nuôi -> cá tỉnh lại sau 30 giây đến 1 phút.
c. Hướng dẫn vị trí tiêm:
Tiêm giữa 2 vây bụng cá
Tiêm vào xoang bụng cá, thích hợp nhất là vị trí giữa 2 vây bụng.
3) Sau khi tiêm vaccine
Cho cá ăn lại sau khi tiêm vaccine 12 - 24 giờ kết hợp với bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cá.
Những lưu ý trong quá trình tiêm vaccine:
- Cá phải khỏe mới tiến hành tiêm vaccine. Bất cứ dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh thì KHÔNG TIÊM VACCINE cho cá và cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu như phân lập vi khuẩn hoặc PCR để có phương pháp ứng phó phù hợp.
- Có thể kết hợp nhiều loại vaccine trong 1 lần tiêm nhưng phải bảo đảm là vaccine phải được trộn dưới điều kiện vô trùng và vaccine trộn phải tương thích nhau (ví dụ: vaccine nhũ dầu không thể trộn vào vaccine nước).
- Đối với vaccine nhũ dầu, tuần thứ 3 - 6 sau khi tiêm vaccine, khoang bụng cá sẽ hình thành hạt trắng, đây là dấu hiệu cho thấy vaccine đã hoạt động trong cơ thể cá.
Để biết thêm chi tiết về Quy trình tiêm vaccine và các hỗ trợ khi sử dụng vaccine Aquavac Strep Sa/ Aquavac Strep Si, vui lòng liên hệ Nguyễn Thị Trúc Phương - Giám Đốc Kỹ Thuật Thủy Sản Công ty MSD Việt Nam; email về địa chỉ thi.truc.phuong.nguyen@merck.com hoặc gọi (08) 3910 9845.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Kinh nghiệm nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh(11/11/2016)
- Quản lý tôm càng xanh giai đoạn mùa mưa(04/11/2016)
- Nuôi tôm… trong nhà(01/11/2016)
- Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao(28/10/2016)
- Cần tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi tôm(25/10/2016)
- Chiến lược kiểm soát bệnh tôm(21/10/2016)
- Liên tục theo dõi sức khỏe của tôm(21/10/2016)
- Mời chuyên gia giám sát quy trình nuôi tôm(14/10/2016)
Bình luận bài viết