Hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng chất kích thích tăng trưởng tự nhiên
Đánh giá bài viếtMột thí nghiệm đã được tiến hành tại Sao Paulo (Brazil) nhằm xác định hiệu quả của chất kích thích sức khỏe đường ruột lên cá rô phi vằn dòng GIFT (Oreochromis niloticus). Cá thí nghiệm có trọng lượng ban đầu là 170 g/con, 840 con được thả trong lồng 7 m2 và được nuôi trong 111 ngày.
Trong nuôi cá rô phi vằn, chi phí thức ăn chiếm khoảng 60% tổng chi phí sản xuất. Giá các loại nguyên liệu thô gia tăng làm cho các nhà dinh dưỡng học phải tìm các loại nguyên liệu có khả năng thay thế để giảm hay ít ra cũng phải duy trì chi phí thức ăn; trong khi, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, dịch bệnh gây ra nhiều áp lực hơn và có nhiều trở ngại hơn để sinh lợi.
Thức ăn ở nghiệm thức đối chứng có dạng viên nổi, hàm lượng protein là 32%. Thức ăn của nghiệm thức thí nghiệm có cùng công thức với thức ăn đối chứng, có kết hợp với chất kích thích tăng trưởng tự nhiên dựa trên chế độ hoạt động kép; nghĩa là sự điều biến của hệ vi sinh vật (ức chế tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh và kích thích tăng trưởng cho vi sinh vật có lợi) và ức chế vi khuẩn giao tiếp (SANACORE® GM, Nutriad), lượng thêm vào là 1,5 kg/tấn thức ăn.
Thành tích tốt hơn và lượng mỡ tích lũy
ở nội tạng giảm
Kết quả thí nghiệm cho thấy nhóm cá ăn thức ăn có bổ sung chất kích thích sức khỏe đường ruột có các thông số sản xuất cải thiện hơn so nhóm đối chứng. Cụ thể, tỷ lệ sống tăng 4,7%; trọng lượng trung bình thu hoạch cao hơn 2,8%; hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) cao hơn 6,7% và lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn 6,7%. Nhìn chung, sinh khối thu hoạch cao hơn 7,7% so với nhóm đối chứng.
Bảng 1. Tác dụng của chất kích thích sức khỏe đường ruột đến các thông số sản xuất của cá rô phi thí nghiệm. Giá trị P < 0,05 cho thấy kết quả phân tích thống kê khác biệt có ý nghĩa
Ảnh hưởng của chất kích thích sức khỏe đường ruột lên FCR và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
Nhóm cá ăn thức ăn có trộn chất kích thích sức khỏe đường ruột có tích lũy mỡ ở nội tạng thấp hơn 8,4% cũng như cải thiện các chỉ số VSI và HIS.
Bảng 2. Tác dụng của chất kích thích sức khỏe đường ruột lên mỡ nội tạng và các chỉ số VSI, HIS
Hiệu quả kinh tế
Việc sử dụng các chất phụ gia thức ăn chức năng để kích thích tăng trưởng hoặc kháng bệnh đã được chứng minh trên nhiều loài thủy sản nuôi khác nhau trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, chứng minh hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải được đánh giá từ thực tế sản xuất.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế
Trong thí nghiệm này, các điều kiện môi trường tốt nên tỷ lệ sống cao khi kết thúc thí nghiệm. Tỷ lệ sống ở nhóm ăn thức ăn có bổ sung cao hơn 7,7% so với nhóm đối chứng. Phân tích kinh tế cho thấy nhóm có bổ sung chất phụ gia đem lại doanh thu cho người nuôi cao hơn 9,9% và lợi nhuận/vốn đầu tư là 2,2.
Triển vọng
Kết quả của nghiên cứu này khẳng định những kết quả của các nghiên cứu trước về sử dụng chất kích thích sức khỏe đường ruột ở các loài thủy sản khác, trong phòng thí nghiệm và trong thử nghiệm thực địa đối với cá rô phi nuôi lồng. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng của việc sử dụng chất phụ gia ở dạng trên như là một chất kích thích tăng trưởng trong nuôi thương phẩm cá rô phi trong lồng khi không có sự hiện diện của các mối đe dọa lớn về bệnh. Công việc tiếp theo là tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng đến sự sống trong điều kiện sản xuất, nơi áp lực bệnh đang ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và năng suất nuôi.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Hậu Giang: Tiềm năng nuôi ghép trên ruộng lúa(14/12/2016)
- Thách thức dịch bệnh tôm ở Thái Lan(13/12/2016)
- Ngành tôm 2016: Đòn bẩy để bứt phá(12/12/2016)
- Chấm dứt kháng sinh, ngành tôm rộng cửa(08/12/2016)
- Kiên Giang: Hiệu quả cao từ nuôi tôm theo VietGAP(05/12/2016)
- Khung lịch thời vụ thả nuôi giống tôm nước lợ năm 2017(05/12/2016)
- Đổi mới công nghệ thâm canh thủy sản(05/12/2016)
- TTKNQG: Hiệu quả mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, không sử dụng hóa chất, kháng sinh(05/12/2016)
Bình luận bài viết