Hướng dẫn cách nuôi và kỹ thuật nuôi con tôm càng xanh cơ bản
Đánh giá bài viếtTôm càng xanh phân bố tự nhiên ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Philippines, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Bắc Úc và cả Việt Nam.
Sản lượng tôm càng xanh cũng được báo cáo tại nhiều nước như Nhật Bản, Đài Loan, Israel, và vài nước Châu Phi, Mỹ la tinh và Caribbean. Ngoài ra, một số loài có giá trị kinh tế phân bố ở phía Tây châu Mỹ và các vùng tiếp giáp Đại Tây Dương. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc thêm một chút kiến thức về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh.
Hiện nay tôm càng xanh có thể nuôi theo các mô hình khác nhau, các kỹ thuật nuôi tôm càng xanh khác nhau như nuôi trong ao (có thể nuôi kết hợp với cá), nuôi trong ruộng lúa, nuôi trong bể xi măng và nuôi trong mương vườn.
Con tôm càng xanh – kỹ thuật nuôi cơ bản
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh
Chuẩn bị ao
Có nhiều cách làm ao nuôi tôm càng xanh, bạn có thể tham khảo cách dưới đây:
– Làm sạch dưới đáy ao, gia cố bờ ao (bằng bạt). Phơi đáy ao, cống khoảng 10 – 15 ngày để diệt hết các mầm mống bệnh còn lưu lại trong ao.
– Cho nước sạch vào xả rửa đáy ao.
– Bón vôi nung giúp điều chỉnh độ pH đáy ao nuôi.
– Nếu ao bị nhiễm phèn tiềm tàng nhiều, cần bón lót thêm phân super lân kết hợp với cùng vôi đá nung để khử phèn. Tiếp đó xả rửa lần cuối cùng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất qua các bài viết khác.
Chuẩn bị nước nuôi
– Bơm nước sạch vào ao qua túi lọc bằng vải cotton dày 2 lớp, có chiều dài khoảng từ 8-10m, đường kính khoảng 0.6m. Túi lọc sẽ giúp lọc bớt chất dơ khi cho nước nuôi tôm càng xanh vào ao.
– Mực nước ở trong ao cần đạt từ 1,0 – 1,2 m. Tiếp đó tiến hành cài đặt hệ thống quạt nước dành cho ao nuôi. Với ao 2.000 m2 lắp 2 giàn quạt, khoảng 8-10 cái/dàn.
Chạy quạt khoảng 8 – 12 giờ/ngày để gây màu cho nước và tạo thức ăn tự nhiên trong ao nuôi.
– Kiểm tra độ pH, độ kiềm (pH: 7.0 – 8.5; kiềm = 20 ppm) và giữ ở mức ổn định theo kỹ thuật nuôi tôm càng xanh đề ra.
Diệt cá tạp bằng dây thuốc cá hay hạt bã trà
– Dùng phân NPK hoặc DAP cùng với lượng 1 kg/1.000 m2 cho 1 ngày, sử dụng 2-3 ngày liên tục, sử dụng lúc nắng gắt. Sau khi dùng phân cần chạy quạt khoảng 2 giờ.
– Có thể sử dụng bột Tomboy 0 để gây màu nước cho ao nuôi với lượng 2 kg/1.000 m2 /ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày trước khi thả tôm nuôi.
– Thời gian gây màu nước từ 7 – 10 ngày.
Chọn và thả giống
Chọn giống tôm cần phải chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn như sau:
– Nguồn gốc xuất xứ con tôm giống phải rõ ràng.
– Kích cỡ tôm giống đồng đều, tôm thon dài, hoạt động nhanh nhẹn. Không bị dị hình, không bị bệnh và có dấu hiệu bất thường như bị đục thân, bị mòn phụ bộ, bị đóng rong. Cỡ tôm khoảng 70.000 – 100.000 con/kg.
Cần kiểm tra nước ao nuôi lần cuối trước khi thả tôm giống. Chủ yếu là kiểm tra độ pH và độ kiềm, so sánh với nước trong trại tôm để giúp tránh gây sốc cho tôm giống. Nên thả tôm giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Bạn đọc có thể tìm hiểu về cách nuôi tôm càng xanh giống sẽ giúp ích cho việc lựa chọn giống tôm hiệu quả.
Chăm sóc và quản lý với kỹ thuật nuôi tôm càng xanh công nghiệp
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh khi chăm sóc và quản lý cần phải thường xuyên duy trì và theo dõi tôm trong ao để diệt trừ địch hại, hoặc cua còng đục khoét bờ ao. Nếu phát hiện có cá dữ thì sử dụng rễ dây thuốc với lượng khoảng 0,1kg/100 m2 ao sẽ không ảnh hưởng đến tôm càng xanh nuôi trong ao.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh(18/08/2021)
- Hướng dẫn quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt hiệu quả cao(18/08/2021)
- Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôi(18/08/2021)
- Truy xuất nguồn gốc tôm(18/08/2021)
- Đầu vụ nuôi tôm và những vấn đề cần lưu ý(03/08/2021)
- NTTS an toàn, hiệu quả bằng RAS(28/08/2020)
- Nuôi cua xanh ghép tôm sú(07/08/2020)
- Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm(12/06/2020)
Bình luận bài viết