Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
Dấu hiệu bệnh lý
Tôm thẻ chân trắng bị bệnh SHIV thường có các biểu hiện khối gan, tụy nhạt màu cả bề mặt lẫn mặt cắt, dạ dày và ruột không có thức ăn, mềm vỏ và 1/3 số tôm bệnh được ghi nhận là thân chuyển sang màu đỏ nhạt. Với tôm càng xanh, triệu chứng chính được ghi nhận gan tụy chuyển sang màu trắng vàng nên bệnh còn được gọi là bệnh “trắng đầu”. Tỷ lệ chết cộng dồn trên 80% với tôm nhiễm bệnh. Do vậy, các nhà khoa học và chuyên gia bệnh tôm đánh giá đây là nguy cơ hiện hữu không chỉ cho ngành tôm Trung Quốc mà còn là mối nguy tiềm tàng cho ngành tôm trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều giao dịch liên quan đến thủy sản và sản phẩm thủy sản, nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.
Tôm nhiễm bệnh SHIV Nguồn: Qiu và cs (2017)
Đặc biệt, nguồn gốc và phương thức lan truyền dịch bệnh của SHIV còn chưa rõ ràng và hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả dịch bệnh này. Do vậy ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người nuôi cũng phải luôn ý thức và nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn sinh học trong trại nuôi.
Biện pháp kiểm soát
Cần quản lý chất lượng con giống, kiểm tra và đảm bảo con giống không nhiễm bệnh trước khi đưa vào trại nuôi. Để đảm bảo mẫu tôm không nhiễm SHIV và các mầm bệnh nguy hiểm khác, người nuôi có thể gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm để xét nghiệm, hiện nay bệnh SHIV có thể xét nghiệm bằng phương pháp Nested PCR hoặc qPCR.
Bệnh SHIV trên tôm càng xanh
Trong quá trình nuôi cần quan sát tập tính và màu sắc của tôm để kịp thời phát hiện. Kiểm soát nguồn nước và nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống như giun nhiều tơ. Xây dựng vành đai an toàn sinh học trại nuôi để hạn chế mầm bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài, không cho người lạ vào trại nuôi, tiến hành khử trùng định kỳ. Theo dõi sát diễn biến của bệnh, thông tin từ cơ quan quản lý để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Trương Đình Hoài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Ngăn virus DIV1 trên tôm vào Việt Nam(21/05/2020)
- Sức hút mô hình CPF-Combine version 2(19/05/2020)
- Giải pháp tổng hợp kiểm soát bệnh EMS, EHP và WFD ở tôm(15/05/2020)
- Làm giàu nhờ nuôi tôm 3 giai đoạn(14/05/2020)
- Dịch bệnh trên tôm(07/02/2020)
- 4 công nghệ nuôi tôm nổi bật(05/02/2020)
- Ưu và nhược điểm sử dụng sàng ăn trong nuôi tôm(15/01/2020)
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm VietGAP(10/01/2020)
Bình luận bài viết