Sức hút mô hình CPF-Combine version 2
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Mỹ Xuyên là một trong 2 địa phương có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng, với trên 24.000 ha; trong đó, có 17.700 ha nuôi theo mô hình tôm - lúa, còn lại là nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đặc biệt, từ vụ nuôi năm 2019 đến nay, mô hình CPF-Combine version 2 do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam chuyển giao đang thu hút nhiều hộ nuôi ứng dụng và hầu hết đều có tỷ lệ thành công rất cao.
Đưa chúng tôi ra tham quan 2 bồn nuôi TTCT theo mô hình CPF-Combine version 2, anh Nguyễn Văn Tèo, ở ấp Hòa Muôn, xã Ngọc Tố, giới thiệu: “Khu này tôi chỉ mới làm 2 bồn nuôi, mỗi bồn 730 m2. Số diện tích còn lại được dành cho hệ thống xử lý nước nhanh, ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng… Ở vụ đầu tiên này, tôi thả giống vào đầu tháng 2 với tổng cộng 430.000 post của C.P. Sau 70 ngày, tôm đạt cỡ 40 - 42 con/kg, tôi thu tỉa bồn đầu tiên được 1,1 tấn và đến ngày thứ 84 thu tỉa bồn thứ hai được 4,4 tấn và tôm đạt cỡ 30 con/kg. Số còn lại ước khoảng 6,5 - 7 tấn (2 bồn) tôi tiếp tục nuôi về cỡ lớn vì hiện cỡ 20 con/kg đang có giá khá cao”.
Mô hình ao nổi CPF-Combine version 2 được anh Tèo áp dụng rất thành công ngay trong mùa nắng nóng gay gắt này
Mỗi bồn nuôi của anh Tèo dù chỉ 730 m2 nhưng cũng thuộc loại khá lớn còn một số hộ nuôi khác chỉ làm bồn 400 - 500 m2; trong đó, trường hợp của anh Nguyễn Văn Mộng ngụ cùng ấp với anh Tèo là một điển hình. Do điều kiện đất đai, kinh phí cũng như kinh nghiệm không cho phép, nên anh Mộng chỉ làm được 2 bồn nuôi, diện tích chỉ có 400 m2/bồn. Dù bồn nuôi khá khiêm tốn nhưng anh Mộng vẫn tự tin thả nuôi với mật độ 250 con/m2 và thành công đang đến rất gần với anh khi hiện tại tôm nuôi đã vào cỡ 80 con/kg chỉ sau 56 ngày. Anh Mộng phấn khởi cho biết: “Tôi thấy mô hình CPF-Combine version 2 cũng không quá khó và không quá tốn kém. Thấy nó nhỏ vậy chứ mà “có võ” đó vì nếu tính tới thời điểm hiện tại, 2 bồn này của tôi ít gì cũng trên 2 tấn tôm rồi và chỉ cần nuôi về cỡ 40 con/kg thì sản lượng sẽ còn cao hơn nhiều”. Hay như anh Huỳnh Văn Chấn ở ấp Hòa Thượng, xã Ngọc Tố là 2 ao version 2 mỗi ao 500 m2 và 1 ao version 1 diện tích 1.000 m2 vẫn thả nuôi được tới 300.000 post của C.P. Hiện tôm của anh Chấn chỉ mới 87 ngày nhưng đã đạt kích cỡ bình quân 39 con/kg. Còn nhiều và rất nhiều nữa những mô hình CPF-Combine version 2 đang được nông dân huyện Mỹ Xuyên áp dụng ở vụ nuôi này.
Người nuôi nhanh chóng thu vốn đầu tư, vừa giúp nuôi tôm về cỡ lớn rất dễ dàng
Theo anh Phan Quốc Việt, cán bộ kỹ thuật C.P phụ trách địa bàn huyện Mỹ Xuyên, hiện toàn huyện có 80 bồn nuôi tôm CPF-Combine version 2; trong đó, có 35 bồn đang có tôm đạt cỡ 28 - 100 con/kg và số còn lại đang hoàn tất hạ tầng, trang thiết bị để kịp đưa vào nuôi từ cuối tháng 4 trở đi. Anh Việt cho biết: “Cả năm 2019, chúng tôi xây dựng tại huyện Mỹ Xuyên được 15 bồn nuôi tôm CPF-Combine version 2 và tất cả đều thành công rất cao”.
Những tháng đầu năm nay, do thời tiết nắng nóng, độ mặn tăng cao làm phát sinh bệnh đốm trắng và cùng với đó là giá tôm lên xuống thất thường, nên phần lớn người nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên vẫn chưa dám thả nuôi. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết những hộ chuyển sang mô hình CPF-Combine version 2 ở Mỹ Xuyên đều thả nuôi bình thường và rất thành công. Điển hình như ông Ngô Công Luận, vừa thu 1 ao sản lượng 2,25 tấn tôm cỡ 39 con/kg bán với giá 127.000 đồng/kg, lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Còn anh Hiền, Đại lý kiểu mẫu Hiền Như cũng cho biết, sau thành công ở vụ đầu tiên, anh đang xây thêm 1 bồn CPF-Combine version 2 dành để san thưa nuôi tôm về cỡ lớn.
Diễn biến thời tiết, dịch bệnh, môi trường ngày càng thất thường gây khó khăn cho nghề nuôi tôm, tuy nhiên, với những mô hình ứng dụng công nghệ cao như CPF-Combine version 2, người nuôi sẽ an tâm hơn nhờ tỷ lệ thành công cao và tôm nuôi có thể đạt kích cỡ lớn, bán được giá, tăng lợi nhuận.
>> Anh Phan Quốc Việt, cán bộ kỹ thuật C.P tại huyện Mỹ Xuyên cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2020, số bồn nuôi theo mô hình CPF-Combine version 2 tăng nhanh chóng. Có hộ chỉ với 4.000 m2 cũng được Công ty tư vấn, thiết kế xây dựng được 2 bồn nuôi mỗi bồn 200 m2 và đầy đủ hệ thống xử lý nước nhanh, ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng và cả hệ thống biogas để xử lý chất thải. |
Mai Trường
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Giải pháp tổng hợp kiểm soát bệnh EMS, EHP và WFD ở tôm(15/05/2020)
- Làm giàu nhờ nuôi tôm 3 giai đoạn(14/05/2020)
- Dịch bệnh trên tôm(07/02/2020)
- 4 công nghệ nuôi tôm nổi bật(05/02/2020)
- Ưu và nhược điểm sử dụng sàng ăn trong nuôi tôm(15/01/2020)
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm VietGAP(10/01/2020)
- Glucose tăng tỷ lệ sống cho sò huyết giống(06/01/2020)
- Xử lý bệnh đốm trắng và IHHNV(31/12/2019)
Bình luận bài viết