Kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Nuôi Artemia trên ruộng muối đang đem lại hiệu quả rất cao, trung bình người nuôi Artemia có lãi 40 - 60 triệu đồng/ha/vụ. Nắm bắt kỹ thuật trong quá trình nuôi để mang lại năng suất mong muốn.
Thiết kế ao nuôi
Ao nuôi có diện tích 2.000 - 2.500 m2, mương bao rộng 1 m và sâu 20 - 30 cm, bờ bao đảm bảo giữ được nước tối thiểu > 40 cm (tính từ mặt trảng). Ao không bị rò rỉ, mặt trảng tương đối bằng phẳng. Cần thiết kế khu chứa nước dùng để gây màu đảm bảo lượng nước cấp cho ao nuôi, chiếm 20% tổng diện tích khu nuôi, độ sâu ao 0,8 - 1,2 m. Nước từ ao cấp qua ao nuôi bằng hệ thống mương cấp.
Tạo màu nước cho ao nuôi
Artemia là loài giáp xác có đặc tính dinh dưỡng là ăn lọc không chọn lọc, thức ăn chủ yếu là những hạt đơn bào, mùn bã hữu cơ có kích thước nhỏ. Do vậy, trong quá trình nuôi khâu tạo màu nước là rất quan trọng nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho Artemia. Quá trình gây màu nước được tiến hành trong ao chứa, trước khi gây màu ao chứa cần tiến hành diệt cá tạp bằng saponine với liều lượng 4 kg/1.000 m3. Hiện, phương pháp gây màu khá phổ biến và đem lại hiệu quả là kết hợp phân vô cơ và hữu cơ. Phân vô cơ được chủ yếu là DAP hoặc NPK được sử dụng khi cấp nước đầy vào ao chứa với lượng 3 - 5 kg/1.000 m3; phân hữu cơ được sử dụng là phân gà với liều lượng 5 kg/1.000 m3/ngày, không nên lạm dụng vì dễ gây ô nhiễm. Nước ao nuôi Artemia nên có màu xanh nhạt, độ trong ao nuôi đạt 15 - 20 cm.
Thu trứng Artemia tươi
Chọn và thả giống
Trước khi thả giống, ao nuôi Artemia cần đáp ứng các điều kiện kỹ thuật như sau: mặt ao được vệ sinh cẩn thận cho sạch rong, bừa mềm, mương bao được sên vét kỹ. Cấp nước vào ao nuôi đảm bảo mực nước tối thiểu 0,8 m, độ mặn 80 - 100‰, nhiệt độ 28 - 350C. Mật độ thả nuôi 700 - 800 g trứng khô/ha (25.000 Nauplii/m2), trứng được ấp trong vòng 18 - 20h sẽ được thả vào ao nuôi. Nên thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày thời tiết không thuận lợi.
Lưu ý, khi điều kiện môi trường không thuận lợi Artemia sẽ đẻ con, không đẻ trứng làm giảm hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.
Quản lý và chăm sóc
Tiến hành bừa ao 2 - 3 ngày/lần nhằm ngăn chặn rong đáy phát triển, cấp nước hàng ngày để cấp thức ăn và tăng dần mực nước ao nuôi, lượng nước cấp tùy thuộc lượng nước và độ mặn ao nuôi, điều kiện thời tiết, nhiệt độ. Thông thường cấp 0,5 - 2 cm/ngày. Cách cấp: làm các rãnh cho nước vào một cách từ từ, tránh bơm trực tiếp hoặc cấp nhanh dễ gây sốc môi trường ảnh hưởng không tốt đến việc đẻ trứng của Artemia. Định kỳ 7 ngày/lần bón Dimetine và zeolite (tỷ lệ 1:1), liều lượng 20 kg/1.000 m3 để hạn chế sự ô nhiễm của ao nuôi.
Ngoài thức ăn là tảo được cấp theo nước, trong giai đoạn thu trứng nên bổ sung nguồn thức ăn từ bột cá với liều lượng 100 - 150 g/1.000 m3/ngày bằng cách tạt đều ở những Artemia tập trung nhiều.
Thu hoạch
Sau khi thả nuôi được 17 - 20 ngày, Artemia bắt đầu đẻ trứng và có thể tiến hành thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 50 - 60 ngày. Trứng Artemia được lọc sạch cặn bã và bảo quản trong nước muối bão hòa, sau đó sấy khô và đóng gói thành phẩm.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước(13/05/2016)
- Nuôi thức ăn cho ấu trùng tôm(11/05/2016)
- Tiếp cận toàn diện để quản lý bệnh hoại tử gan tụy cấp(06/05/2016)
- Xử lý nước và ương nuôi tôm giống vùng Nam bộ(29/04/2016)
- Nuôi sò huyết trong ao tôm(15/04/2016)
- Kỹ thuật ấp Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm(08/04/2016)
- Côn trùng - Nguồn dinh dưỡng cho tôm(01/04/2016)
- Chế tạo thức ăn nuôi tôm sú không bột cá ở Australia(22/03/2016)
Bình luận bài viết