Ngưỡng chịu đựng của ao tôm
Đánh giá bài viết(Contom.vn) - Ngưỡng chịu đựng của ao tôm là khối lượng tôm tối đa mà ao tôm có thể gánh nổi. Đơn vị tính là kg tôm/m2. Ngưỡng chịu đựng này phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng ao nuôi (đáy ao, bờ ao, độ sâu), khả năng đầu tư trang thiết bị (máy quạt, máy thổi khí), chất lượng con giống, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của người nuôi...
Cần quản lý tốt chất lượng ao nuôi tôm
Tác động
Theo các nghiên cứu, càng về cuối vụ nuôi, chất thải (bao gồm phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết) càng tích tụ nhiều ở đáy ao, tạo thành lớp bùn đen và sự phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo thành khí độc như H2S làm tôm chết. Chất thải cũng là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh, khi tảo tàn và phân hủy sẽ khiến cho nhu cầu ôxy trong ao nuôi tăng vọt.
Tôm càng lớn thì tổng khối lượng tôm trong ao càng cao, ao nuôi trở nên chật hẹp. Môi trường biến động xấu làm cho tôm suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh, trong nhiều trường hợp người nuôi phải thu hoạch tôm khẩn cấp. Việc làm này sẽ gây thiệt hại lớn cho người nuôi vì tốn nhiều tiền mua thuốc chữa trị trước đó, cộng với việc cỡ tôm nhỏ nên giá bán thấp.
Giải pháp kiểm soát
Theo Theo TS Pornlerd Chanratchakool (Thái Lan) giá trị ngưỡng chịu đựng như sau: Tại Thái Lan: Ao sâu 1,5 m, 36 mã lực/ha (quạt nước), giá trị ngưỡng 1,8 - 2,5 kg tôm/m2 ao (tôm thẻ chân trắng); Việt Nam: Ao sâu 1,2 m, 25 mã lực/ha (quạt nước), giá trị ngưỡng 1,3 kg (ao đất) - 1,5 kg (ao bạt) tôm/m2 ao (tôm thẻ chân trắng) và 0,6 - 0,8 kg tôm/m2 ao (tôm sú).
- Xác định lượng giống thả vào ao: Người nuôi không nên thả quá dày với tâm lý tôm hao hụt bớt là vừa mà cần phải chủ động thả mật độ vừa phải để tránh gây áp lực quá lớn lên ao nuôi.
- Xác định thời điểm ao tôm tới ngưỡng: So với giá trị ngưỡng ao đất là 1,3 kg/m2 thì tôm vẫn còn phát triển tốt vì chưa đạt ngưỡng. Như vậy, trước khi tôm đạt ngưỡng, người nuôi cần chủ động thu tỉa để tạo môi trường thông thoáng giúp tôm phát triển tiếp hoặc chủ động tăng cường quạt khí cũng như kiểm soát mật độ tảo thích hợp (không cho tảo quá dày).
Ao nuôi tôm công nghiệp cần có độ sâu từ 2 - 2,5 m, đảm bảo giữ được nước cao nhất từ 1,6 - 1,8 m. Mật độ thả hợp lý đối với tôm sú nuôi thâm canh 15 - 20 con/m2, bán thâm canh 8 - 14 con/m2; tôm thẻ chân trắng 30 - 80 con/m2. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần đảm bảo máy quạt đầy đủ, người nuôi nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm trong ổn định các chỉ số môi trường ao nuôi khi có biến động do thời tiết.
Cùng đó cũng cần lưu ý, sau những cơn mưa kéo dài nên kiểm tra lại độ pH trong ao. Nếu độ pH giảm thấp thì dùng vôi nông nghiệp hòa tan trong nước với liều lượng từ 10 - 20 kg/1.000 m3; duy trì mực nước trong ao từ 1,3 - 1,8 m để tránh sự biến động của yếu tố môi trường. Đối với hiện tượng tảo tàn, người nuôi có thể bón phân vi sinh, để khử khí độc trong ao nên sử dụng men vi sinh định kỳ.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Nucleotide: Giải pháp cải thiện hệ miễn dịch và đường ruột(28/09/2017)
- Chế phẩm probiotic cải thiện môi trường nuôi tôm(22/09/2017)
- Bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm(21/09/2017)
- Một số biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn(25/08/2017)
- Cách bảo quản tôm đông lạnh(23/08/2017)
- Khả năng tiết kiệm thức ăn trong nuôi TTCT theo biofloc(11/08/2017)
- Quy trình The Semi-Biofloc: Hướng đi mới nuôi tôm ở Quảng Ninh(09/08/2017)
- Kỹ thuật nuôi moina (bo bo)(17/07/2017)
Bình luận bài viết