Thứ 2, 16/08/2021 15:29:10 GMT+7

Nguyên nhân và cách phòng bệnh mềm vỏ trên thân tôm

Đánh giá bài viết

Bệnh mềm vỏ trên thân tôm thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Tôm mắc bệnh vỏ sẽ mỏng, nhăn, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong một vài tuần. Tôm bệnh sẽ dễ bị sinh vật bám ký sinh và các mầm bệnh tấn công. Tôm yếu và chậm lớn, lâu dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót thì cũng còi cọc. Người nuôi sẽ có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh mềm vỏ trên tôm sớm.

 Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm nuôi

Do thiếu dinh dưỡng: Người nuôi cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu các khoáng chất, vitamin cần thiết, giúp cho quá trình tạo vỏ của tôm khiến cho tôm bị bệnh mềm vỏ.

Do môi trường: Ao nuôi có thể chứa chất độc hại do tảo hoặc nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp gây ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm. Môi trường trong ao nuôi dễ biến đổi làm tôm bị sốc ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Độ mặn và độ kiềm: Độ mặn và độ kiềm thấp làm ao nuôi thiếu khoáng chất vì thế sau khi tôm lột vỏ không thể tạo thành được lớp vỏ mới như ban đầu.


Bệnh mềm vỏ trên tôm rất nguy hiểm

 

Phương pháp phòng bệnh mềm vỏ trên tôm

Kiểm tra nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm. Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đổ vào ao nuôi, tránh hiện tượng tảo nở hoa gây tác động điều kiện môi trường nươc trong ao dễ làm tôm bị sốc.

Đảm bảo cân bằng giữa các loài tảo, tránh tảo độc phát triển gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Sử dụng thức ăn từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên trộn Vitamin và men tiêu hóa giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt.

Đo pH, độ mặn thường xuyên để kịp thời điều chỉnh ở mức thích hợp.

Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia về nguyên nhân và cách phòng bệnh mềm vỏ trên tôm. Hy vọng qua bài viết này người nuôi tôm có thể phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị tốt nhất.

Email
Họ tên
Nội dung

Top