Nha đam tăng khả năng kháng bệnh cho tôm
Đánh giá bài viếtMới đây, các nhà nghiên cứu Mexico đã tiến hành thí nghiệm sử dụng nha đam trong việc tăng cường khả năng kháng bệnh AHPND và WSD trên tôm thẻ chân trắng cho kết quả khả quan.
Được biết, trong nha đam có chứa một chất có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cao, kích thích hoạt tính của các đại thực bào, tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nha đam còn chứa hai chất glucomannan và acemannan có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. Từ những hoạt chất có trong cây nha đam, các nhà khoa học Mexico đã tiến hành thử nghiệm khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng khi bổ sung nha đam vào thức ăn của tôm ở các mức khác nhau, bao gồm 3 thí nghiệm chính:
Thí nghiệm 1: Bổ sung nha đam với tần suất cao. Tôm thí nghiệm có kích cỡ 80 ± 5 mg (10 con/bể), tôm được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (6.16 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 5. Được bố trí thành 5 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; các nghiệm thức 3,4,5 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn lần lượt là 1; 2; 4 g/kg thức ăn.
Nha đam có chứa chất mang hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cao
Thí nghiệm 2: Bổ sung nha đam với tần suất trung bình. Hằng ngày, tôm được ăn thức ăn có hàm lượng đạm là 35%, cho ăn 2 lần/ ngày. Thí nghiệm diễn ra trong vòng 26 ngày. Tôm thí nghiệm có kích cỡ 104.75 ± 2. 5 mg (10 con/bể), được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (7 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 5. Được bố trí thành 5 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; các nghiệm thức 3,4,5 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn với lượng là 1 g/kg thức ăn, với số lần cho ăn lần lượt là 1 ngày/lần; 2 ngày/lần và 3 ngày/lần.
Thí nghiệm 3: Bổ sung nha đam với tần suất thấp. Tôm thí nghiệm có kích cỡ 110 ± 5 mg (10 con/bể), được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (6.5 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 4. Thí nghiệm diễn ra trong vòng 7 ngày. Được bố trí thành 3 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 3 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn với lượng 1 g/kg thức ăn và 2 ngày/lần/
Kết thúc quá trình thử nghiệm cho thấy: Nghiệm thức III của thí nghiệm 1 (1g nha đam/kg thức ăn) có tỷ lệ sống cao nhất là 90%. Nghiệm thức IV của thí nghiệm 2 có tỉ lệ sống cao nhất 90% ( 1g nha đam/1kg thức ăn, 2 ngày/1 lần) và nghiệm thức III của thí nghiệm 3 có tỷ lệ sống lên tới 93.3% ( 1g nha đam/1kg thức ăn, 2 ngày/1 lần).
Có thể kết luận rằng, khi bổ sung nha đam với tỷ lệ 1g/kg thức ăn với tần suất 2 ngày/lần, sẽ giúp tôm có tỷ lệ sống cao hơn. Đồng thời, không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của tôm. Nghiên cứu này cũng sẽ mở ra hi vọng trong việc sử dụng nha đam như là một loại thảo dược an toàn có khả năng thay thế các kháng sinh trong việc phòng và điều trị bệnh cho tôm trong tương lai gần.
Phương Đông (Tổng hợp)
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Vảnh mang – Bệnh mới trên tôm(16/08/2021)
- Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm(16/08/2021)
- Tiếp cận toàn diện để quản lý bệnh hoại tử gan tụy cấp(16/08/2021)
- Nguyên nhân và cách phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng(16/08/2021)
- Nguyên nhân và cách phòng bệnh mềm vỏ trên thân tôm(16/08/2021)
- Tông quát về cách phòng và trị bệnh cong thân trên tôm(16/08/2021)
- Cách phòng bệnh sữa trên tôm hùm nuôi(10/08/2021)
- Những lưu ý trong phòng trị bệnh đóng rong trên tôm càng xanh(10/08/2021)
Bình luận bài viết