Phòng trị hiện tượng tôm bị teo gan
Đánh giá bài viếtBệnh gan trên tôm thẻ chân trắng là một bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế.
Nguyên nhân
Nếu môi trường ao nuôi tôm xấu bao gồm nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, với ôxy hòa tan thấp, thêm sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác thì dư lượng độc tố từ dư lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan tụy của tôm. Ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định vì thời tiết hay biến động mạnh.
Khi tôm bị teo gan và nhiễm Vibrio parahaemolyticus ở trại nuôi giống trước đó thì sau khi 6 – 10 ngày thả nuôi tôm sẽ bị chết. Như vậy, ngoài các chỉ tiêu thông thường, khi mua tôm giống cần phải kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn gan tụy của con giống.
Môi trường ao nuôi tôm xấu ảnh hưởng đến chức năng gan của tôm
Dấu hiệu
Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện.
Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh.
Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn thường kèm đục cơ.
Bệnh teo gan trên tôm thẻ có biểu hiện gan tôm thẻ bị nhỏ lại có màu đen và chai hoặc dai, khi tách sẽ thấy gan tôm thẻ thấy bị teo, gan tôm thẻ không vỡ, còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn thì gan tôm dai như cao su.
Tôm bị teo gan, khi chết ruột bị rỗng, gan có màu đen, còn nguyên khối, sẽ chết rải rác và không rầm rộ. Số tôm chưa nhiễm bệnh thì vẫn ăn bình thường. Nếu thời tiết tốt, sức khỏe tôm sẽ tăng lên, dịch bệnh không bị bùng phát và có thể vượt qua nếu như được chăm sóc tốt.
Phòng bệnh
Lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Chọn giống tốt tuyệt đối không chọn tôm phát sáng, nên mua giống từ nhiều trại và các mẻ khác nhau để giảm rủi ro. Người nuôi nên sử dụng PCR để phát hiện bệnh trước khi mang giống về thả nuôi.
Ương tôm trước khi thả nuôi nếu có điều kiện bởi tôm qua giai đoạn ương 1-3 tuần sẽ được tăng cường sức khỏe, có khả năng thích ứng tốt hơn khi thả vào ao lớn.
Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm theo đúng quy trình, áp dụng các phương pháp an toàn sinh học. Dọn sạch bùn đen, phơi khô nền đáy. Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cua còng. Gây màu nước ổn định và sát trùng nước để diệt mầm bệnh trước khi thả giống 1 – 2 ngày. Còn đối với ao đất cũ hoặc ao đất vùng phèn như ở Đồng bằng sông Cửu Long cần loại bỏ khí độc H2S 1 – 2 ngày trước khi thả giống.
Thả nuôi tôm với mật độ vừa phải, không nên thả quá dày. Trường hợp thả nhiều cần bố trí số lượng quạt nước phù hợp để tránh hiện tượng thiếu ôxy trong ao. Khi một số lượng tôm trong ao đạt kích cỡ thương phẩm, cần chủ động thu tỉa.
Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tránh dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn. Kiểm soát chặt chẽ thức ăn khi trọng lượng tôm vào ngày nuôi thứ 20 trở đi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Giữ pH môi trường ổn định, doa động không vượt quá ngưỡng cho phép, pH thấp có thể giúp tôm lớn nhanh nhưng việc ép lột xác nhiều khiến tôm dễ nhiễm khuẩn. Độ kiềm cần đạt 100 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối mùa vụ.
Duy trì hàm lượng ôxy cần thiết trong ao nuôi.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng ở tôm(17/08/2021)
- Giải pháp kiểm soát virus trong ao nuôi(17/08/2021)
- Phòng trị hội chứng Zoea 2(17/08/2021)
- Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm(17/08/2021)
- Thực hành nuôi tốt hạn chế dịch bệnh EMS(17/08/2021)
- Cách phòng bệnh đốm trắng trong mùa lũ(17/08/2021)
- Đánh giá sức khỏe tôm tại ao(17/08/2021)
- Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú(17/08/2021)
Bình luận bài viết