Xử lý nước nuôi tôm theo đúng quy trình để đạt hiệu quả cao
Đánh giá bài viếtĐối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Nếu không tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sống, sẽ làm tôm dễ mắc bệnh, sinh trưởng vá phát triển chậm. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khi xuất bán. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều bệnh loại bệnh. Dưới đây là một vài chia sẻ về cách xử lý nước nuôi tôm làm sao hiệu quả.
Chuẩn bị ao nuôi và ao lắng
Chuẩn bị ao không thể thiếu trước khi nuôi tôm, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của vụ nuôi.
Ao nuôi cần được làm sạch, khử trùng trước khi bơm nước, thả tôm. Với ao nuôi cũ, mọi người cần tiến hành nạo vét bùn, bón vôi, phơi đáy. Bà con dùng ao lắng để chứa nước sạch cho ao. Diện tích ao lắng thường bằng khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Ao lắng thường đào sâu hơn ao nuôi từ 0,5 – 1 m. Đáy ao được cày bừa kỹ, bón vôi. Mọi người nên cải tạo và lấy nước cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi từ 20 – 30 ngày.
Xử lý nước trước khi thả tôm
Quy trình xử lý nước nuôi tôm
Nước trước khi được bơm vào ao nuôi chính cần được xử lý trước đó ở ao lắng. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi sinh vật gây hại đến sự phát triển của tôm. Mọi người nên chọn những ngày không mưa để lấy nước vào ao lắng nhằm đảm bảo độ mặn từ 15 – 20 ‰. Bà con hãy ngâm nước trong khoảng vài ngày rồi sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt toàn bộ yếu tố gây hại. Trang bị quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi. Khi nước trong ao lắng đã được diệt khuẩn tối ưu, bà con hãy bơm nước sang ao nuôi chính để chuẩn bị tiến hành gây màu nước
Để gây màu nước, bà con có thể áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau xử lý nước nuôi tôm. Bón phân gây màu, duy trì mật độ tảo trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Sau khi gây màu nước nên kiểm tra độ trong của nước ao mới tiến hành thả giống.
Trong suốt quá trình nuôi tôm, nước trong ao có thể bị ô nhiễm. Cần đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho sự sinh trưởng của tôm. Mọi người nên tiến hành xử lý thay nước thường xuyên cho đến khi kết thúc mùa vụ.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về quy trình xử lý nước nuôi tôm. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể áp dụng thành công cho bản thân.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Hướng dẫn cách nuôi và kỹ thuật nuôi con tôm càng xanh cơ bản(18/08/2021)
- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh(18/08/2021)
- Hướng dẫn quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt hiệu quả cao(18/08/2021)
- Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôi(18/08/2021)
- Truy xuất nguồn gốc tôm(18/08/2021)
- Đầu vụ nuôi tôm và những vấn đề cần lưu ý(03/08/2021)
- NTTS an toàn, hiệu quả bằng RAS(28/08/2020)
- Nuôi cua xanh ghép tôm sú(07/08/2020)
Bình luận bài viết