Thứ 5, 19/08/2021 15:20:57 GMT+7

Áp dụng quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc tại Việt Nam

Đánh giá bài viết

Quy trình nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ biofloc trong ương nuôi con tôm đã được sử dụng thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam, để khắc phục các thiệt hại do Hội chứng tôm chết sớm (EMS, AHPNS). Công nghệ Biofloc này đã mở ra một cơ hội mới giúp nâng cao năng suất cho ngành tôm nuôi, bên cạnh đó cũng góp phần xử lý các chất thải, giảm ô nhiễm nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên và hỗ trợ việc phòng bệnh ở tôm. Vậy quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc là gì?

Nuôi tôm theo quy trình Biofloc là gì?

Biofloc là một khối tập hợp các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, vụn thức ăn, xác các vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả loài động vật không xương sống kích thước nhỏ. Quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc hoạt động theo nguyên tắc vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ vật chất hữu cơ. Vi khuẩn sẽ tiêu thụ năng lượng và ôxy giúp hòa tan để phát triển. Ao hoặc bể dùng công nghệ này phải được sục khí liên tục 24 giờ/ngày. Vị trí lắp các quạt nước phải đảm bảo được chức năng tạo khối vi khuẩn. Tôm và cá có thể chết nếu ngừng quạt nước trong 1 giờ.


Thực hiện quy trình nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ Biofloc đem lại hiệu quả cao 

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, chỉ tầm 25 – 45% lượng protein có trong thức ăn nuôi tôm là được chuyển hóa thành sinh khối, phần còn lại sẽ tồn tại trong môi trường nuôi dưới dạng thức ăn dư thừa hoặc các sản phẩm bài tiết của tôm. Đến gần cuối vụ, khi lượng thức ăn thả xuống ao lớn hơn thì chất thải của tôm cũng theo đó mà nhiều hơn. Đây chính là một trong những lý do dễ tạo ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trong nước. Để chất lượng nước tốt, người nuôi tôm cần phải xử lý hết hoàn toàn chất thải có trong nước ao nuôi. Hiện nay quy trình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp có 2 hình thức đó là xử lý ngay trong ao hoặc ở bên ngoài ao nuôi.

Sử dụng quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc người nuôi tôm cần chú ý việc kiểm soát lượng vi khuẩn trong ao nuôi tôm. Rất khó xác định đâu là vi khuẩn có lợi hay vi khuẩn có hại. Liệu nước nuôi có đảm bảo lượng vi khuẩn phát triển hoàn toàn là vi khuẩn có lợi hay không? Nếu vi khuẩn có hại phát triển mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

 

Ích lợi của việc sử dụng quy trình nuôi tôm biofloc

Khi sử dụng quy trình nuôi tôm Biofloc, nước nuôi phải đảm bảo được tỷ lệ lượng Carbon/Nitơ trên 10. Việc kiểm soát hàm lượng Carbon và Nitơ trong ao là không dễ dàng và rất khó khăn để có thể tùy chỉnh theo các tỷ lệ tối ưu như công nghệ yêu cầu. Ao nuôi theo công nghệ Biofloc này phải được lót bạt và lượng nước trao đổi được hạn chế, tuy có thể giảm chi phí về thức ăn nhưng cạnh đó với chi phí làm bể và lót bạt thì giá thành sẽ cao.

Quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc tạo giúp điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh mẽ vì chúng có khả năng đồng hóa lượng chất thải hữu cơ, chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Nếu các vi khuẩn được giữ lơ lửng liên tục trong nước và khi đã đạt một mật độ nhất định,  thì chúng sẽ kết dính lại với nhau thành những hạt nhỏ (floc) có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng làm thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.

Email
Họ tên
Nội dung

Top