Div1 – bệnh lạ trên tôm
Đánh giá bài viếtDecapod iridescent virus 1 hay Div1 là một loại virus lạ trên tôm, lây lan nhanh tại trang trại nuôi tôm ở trung tâm nuôi tôm thuộc Quảng Đông (Trung Quốc), làm tôm nuôi chết hàng loạt trong vòng vài ngày.
Dịch bệnh Div1
Tại tỉnh Chiết Giang, tháng 12/2014, Trung Quốc lần đầu tiên xác định một loại virus bí ẩn ở tôm thẻ chân trắng được đặt là Decapod iridescent virus 1 (Div1). Mặc dù gây hại nghiêm trọng và lây lan nhanh nhưng Div1 không được chú ý ở thời điểm này vì được kiểm soát tương đối tốt.
Đến năm 2018, virus Div1 đã được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh khác ngoài Chiết Giang.
Vụ dịch Div1 nghiêm trọng xảy ra vào năm 2019, khi toàn bộ lưu vực Đồng bằng Châu Giang đồng loạt nhiễm dịch. Tại thị trấn Da’ao, 65% ao nuôi bị nhiễm virus dẫn đến thua lỗ nặng, ảnh hưởng sinh kế của 20.000 người nuôi tôm trong khu vực này.
Lần dịch này bắt đầu từ tháng 2/2020, đến này đã ảnh hưởng đến 25% diện tích tôm nuôi ở vùng nuôi tôm tập trung thuộc tỉnh Quảng Đông. Điều này khiến các trại nuôi tôm ở Quảng Đông rơi vào khủng hoảng, làm sụt giảm sản lượng tôm và đe dọa sinh kế của hàng chục nghìn hộ gia đình.
Dấu hiệu ban đầu
Các dấu hiệu bị nhiễm bệnh được ghi nhận là: tôm đỏ thân, mềm vỏ, chìm xuống đáy ao. Khoảng hai đến ba ngày sau, tất cả tôm trong ao sẽ nhiễm bệnh và chết.
Dấu hiệu tôm thẻ nhiễm Div1
Div1 gây ảnh hưởng đến hầu hết các loài tôm nuôi phổ biến như tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh, tác động tất cả size tôm dù nhỏ hay lớn. Dịch bệnh lây lan nhanh, hiện nay vẫn chưa có biện pháp kiểm soát, tôm thường chết sạch sao 2 – 3 ngày phát hiện dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên. Dịch bệnh giảm bớt trong những tháng mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao hơn, theo kinh nghiệm của nông dân thì nhiệt độ trên 30oC có thể sẽ giảm lây lan virus.
Triệu chứng lâm của tôm càng xanh bị nhiễm tự nhiên với DIV1. (A) Tổng thể một con tôm bị bệnh trong nước. (B) Cận cảnh: Mũi tên màu xanh cho thấy khu vực màu trắng dưới lớp biểu bì. Mũi tên trắng biểu thị teo gan, phai màu và ố vàng.
Nguồn gốc, phương thức lây lan bệnh Div1 vẫn chưa được xác định rõ ràng và vẫn chưa tìm được cách trị bệnh. Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Quảng Đông lo lắng rằng virus có thể được mang và chuyển bởi con người. Do không có cách nào hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan, nhiều người nuôi tôm ở Quảng Đông không cho phép người ngoài, bao gồm bạn bè và gia đình đến gần ao nuôi. Hiện nay những người nuôi tôm ở vùng dịch được khuyên thu hoạch ngay tôm khi có dấu hiệu bệnh, cải tạo ao chờ đến thời tiết phù hợp mới thả nuôi vụ mới.
Nhiều nước nuôi tôm đã khuyến cáo
Sau thông tin dịch bệnh bùng phát không thể kiểm soát trên tôm ở Trung Quốc, Ấn Độ đưa ra khuyến cáo nhắc nhở cảnh giác không để ngành tôm Ấn Độ bị lây dịch.
Cơ quan Nuôi trồng thủy sản ven biển Ấn Độ (India’s Coastal Aquaculture Authority – CAA) đã khuyến cáo tất cả các nhà nhập khẩu, nuôi trồng, khai thác tôm ở nước này phải cảnh giác và sàng lọc tôm đảm bảo không mang mầm bệnh Decapod iridescent virus 1 hay Div1, dịch bệnh mới đang gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm ở Trung Quốc.
Vì đây là dịch bệnh mới, chưa rõ cách thức lây nhiễm, tạm thời không có phương án điều trị, dịch bệnh lại lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao nên Ấn Độ đặc biệt lưu ý toàn ngành tôm.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Phòng bệnh vi bào tử trùng(17/08/2021)
- Hội chứng hoại tử gan tụy cấp trên tôm nước lợ(17/08/2021)
- Giải pháp ngăn chặn dịch bệnh đốm trắng(17/08/2021)
- Xử lý bệnh vi bào tử trùng trên tôm(17/08/2021)
- Phòng và xử lý EHP(17/08/2021)
- Phòng bệnh cho tôm mùa nóng(17/08/2021)
- Phòng, trị bệnh sữa ở tôm hùm(17/08/2021)
- Chủ động phòng bệnh vụ mới(17/08/2021)
Bình luận bài viết