Chủ động phòng bệnh vụ mới
Đánh giá bài viếtChủ động phòng bệnh luôn được xem là tiền đề, nền móng vững chắc để bước vào một vụ nuôi mới thuận lợi, an toàn và năng suất; Bởi, NTTS đang chịu tác động lớn từ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…
Biện pháp chung
Đối với các cơ quan chức năng, để chủ động phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nói chung và tôm nuôi nói riêng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh đã có văn bản phân công cán bộ phụ trách địa bàn; thường xuyên lấy mẫu quan trắc cảnh báo môi trường, theo dõi chặt chẽ các vùng nuôi để nắm tình hình. Thống nhất với các địa phương trong công tác thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh; Cách thức tiếp nhận thông tin, điều tra, báo cáo, xử lý các ổ dịch nằm trong danh mục bệnh phải công bố dịch và phối hợp xử lý các tình huống bất thường trong sản xuất. Nếu gặp bất trắc trong quá trình nuôi như: dịch bệnh, thời tiết… ngành chức năng sẽ có hướng dẫn kịp thời cho người nuôi.
Người nuôi phải lên kế hoạch sản xuất thật tốt như thiết kế hệ thống ao chứa nước, ao xử lý nước, ao nuôi/thời điểm nuôi, ao xử lý bùn thải… và rà soát quy trình công nghệ, vật tư thiết bị áp dụng năm trước để có những điều chỉnh rút kinh nghiệm cho năm sau tốt hơn; Tuân thủ khuyến cáo mùa vụ, kỹ thuật của cơ quan chức năng; Trong thời gian các hộ nuôi cho ao nghỉ và tiến hành cải tạo (nạo vét bùn đáy, tu sửa ao, phơi đáy… theo hướng dẫn), trước khi thả giống cần lấy nước, gây màu cẩn thận để tạo được nguồn thức ăn tự nhiên tốt và môi trường đảm bảo cho con giống; lên kế hoạch lựa chọn con giống có chất lượng, thời điểm thả giống, ương (nên ương nuôi ít nhất 2 giai đoạn) phù hợp với quy mô của mình để khi vào vụ chính thức đã có được kế hoạch sản xuất chủ động tốt nhất.
Người nuôi cần mua tôm giống ở các cơ sở uy tín Ảnh: Vũ Mưa
Quản lý môi trường nước
Cần phải sên vét lại ao nuôi, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao (đối với ao cũ), tiến hành cải tạo bằng cơ giới hóa (áp dụng đối với ao cũ và ao mới) đảm bảo các tiêu chí sau: ao diện tích thích hợp 0,3 – 0,5 ha, độ sâu tối ưu 1,2 – 1,5 m. Tiếp theo, tiến hành bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo 700 – 1.000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao 7 – 10 ngày với mục đích tiêu diệt hết mầm bệnh của vụ nuôi trước. Cần quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường nước ao nuôi như: pH, ôxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ trong… để đảm bảo các chỉ tiêu này luôn trong ngưỡng thích hợp nhất, đặc biệt là mật độ tảo (độ trong) cần giữ ổn định trong suốt thời gian nuôi. Hàng ngày, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe tôm nuôi, nếu phát hiện dấu hiệu bệnh cần xử lý kịp thời để hạn chế thiệt hại.
Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, cần có ao lắng với tỷ lệ khoảng 30% tổng diện tích chủ động việc cấp nước vào ao nuôi. Phải có ao lắng và sử dụng chế phẩm sinh học để khử khí độc, tiêu diệt các mầm bệnh trong nước trước khi cấp vào ao nuôi; bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường khi cần lấy nước vào ao.
Siết chặt quản lý con giống
Để quản lý chất lượng tôm giống, các tỉnh cần lập trạm kiểm soát tải các trục đường chính vào tỉnh. Theo đó, có sự kết hợp của cảnh sát giao thông, lực lượng chuyên môn kiểm tra các giấy tờ liên quan, cần thiết sẽ lấy mẫu tôm giống xét nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ xét nghiệm bệnh tôm giống miễn phí trước khi thả nuôi cho nông dân khi mang mẫu tôm giống đế cơ quan chức năng. Trong quá trình nuôi có dịch bệnh xảy ra sẽ được cấp miễn phí hóa chất để dập dịch, tránh lây lan ra diện rộng.
Các địa phương nuôi tôm cần điều tra, nắm chắc tình hình sản xuất trên địa bàn, thống kê rõ số hộ nuôi, thời gian thả giống, số lượng giống và nguồn gốc lấy giống. Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ những ao tôm bị chết, bệnh, yêu cầu chủ ao phải có trách nhiệm xử lý triệt để mầm bệnh trước khi xả nước ra môi trường. Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch; Thả nuôi tôm đúng theo lịch thời vụ.
Sử dụng và quản lý thuốc, hóa chất
Áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp quản lý việc sử dụng thuốc và hóa chất: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, không lạm dụng; Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất được phép; Cần bảo quản thuốc, hóa chất đúng cách; Ghi chép cẩn thận mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc, hóa chất.
Xử lý tôm bệnh
Khi tôm có những biểu hiện bệnh, người nuôi cần lấy mẫu tôm bệnh đem đến các phòng xét nghiệm bệnh tôm bằng PCR để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đặc biệt, đối với bệnh virus, người nuôi phải báo ngay cho Trạm Thú y, Trạm Thủy sản địa phương, Phòng NN&PTNT hoặc UBND xã để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ hóa chất tiêu hủy kịp thời theo đúng quy định; Đối với những ao nuôi đã thu hoạch xong, nước thải và các chất thải rắn phải được bơm vào khu vực riêng dành để chứa bùn và chất thải; riêng nước thải phải được xử lý trước khi thải ra các sông rạch tự nhiên, đồng thời phải thông báo cho những hộ xung quanh biết để hạn chế khả năng lây lan mầm bệnh.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Phòng bệnh cho tôm thời điểm giao mùa(17/08/2021)
- Nguyên tắc “5 đúng” trong phòng và trị bệnh thủy sản(17/08/2021)
- Giải pháp kiểm soát bệnh do vi khuẩn Vibrio(17/08/2021)
- Xử lý ao nuôi khi khi bị đốm trắng(17/08/2021)
- Xử lý bệnh đục cơ trên tôm(17/08/2021)
- 5-ALA – Phụ gia khắc phục bệnh tôm chết sớm(17/08/2021)
- Phòng trị hiện tượng tôm bị teo gan(17/08/2021)
- Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng ở tôm(17/08/2021)
Bình luận bài viết