Sử dụng hiệu quả vi khuẩn nitrat hóa trong ao tôm
Đánh giá bài viếtỨng dụng của nhóm vi khuẩn nitrat hóa trong quá trình xử lý nước vô cùng to lớn. Hiểu rõ về đặc điểm, cách sử dụng các vi khuẩn này để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất cho ao nuôi.
Ứng dụng
Nhóm vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter…) được sử dụng rất phổ biến trong xử lý nước ở lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thâm canh. Trong đó, Nitrobacter, Nitrosomonas là các vi khuẩn giúp biến đổi khí độc NH3 trong ao thành NO3– thông qua quá trình nitrat hóa. Nhóm vi khuẩn nitrat hóa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và triển vọng cho nuôi thâm canh nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung.
Vai trò của nitrat trong ao nuôi – Nguồn: Researchgate
Đặc điểm
Để sử dụng hiệu quả nhóm vi khuẩn nitrat hóa cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng gồm:
Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước cho sự phát triển tối ưu của vi khuẩn nitrat hóa là 24 – 290C. Vi khuẩn nitrat sẽ chết nếu bị đông lạnh hoặc nhiệt độ nước đạt đến 490C.
pH: Độ pH cho sự tăng trưởng tối ưu của Nitrosomonas là 7,8 – 8,0; Nitrobacter là 7,3 – 7,5. Nitrobacter tăng trưởng chậm hơn khi pH cao hơn (ở hồ nước biển). Tất cả các vi khuẩn nitrat hóa sẽ bị ức chế nếu pH < 6.
Các chất vi lượng: Tất cả các vi khuẩn nitrat hóa đều đỏi hỏi một số chất vi lượng. Đặc biệt là phospho – chất cần cho quá trình sản xuất ATP (chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào). Bởi, vi khuẩn Nitrobacter không thể ôxy hóa nitrit (NO2–) nếu thiếu sự có mặt của PO4 (dạng Phospho thường có sẵn cho các tế bào).
Ánh sáng: Vi khuẩn nitrat rất mẫn cảm với ánh sáng, đặc biệt là với ánh sáng màu xanh dương và tím.
Chlorine & Chloramines: Trước khi bổ sung vi khuẩn nitrat vào ao hoặc bể nuôi, hàm lượng Chlorine, Chloramines tồn dư cần phải được xử lý triệt để (chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của nhóm vi khuẩn này).
Độ mặn: Một số loài vi khuẩn nitrat tăng trưởng ở độ mặn 0 – 6‰, một số khác tăng trưởng ở độ mặn 6 – 44‰.
Cách sử dụng
Khi sử dụng nhóm vi khuẩn nitrat hóa cần lưu ý các vấn đề sau: Sử dụng đúng mục đích; không sử dụng cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh; sau khi nuôi tôm được 2 tháng trở lên, nên sử dụng Nitrosomonas, Nitrobacter,… định kỳ 7 – 10 ngày/lần; dùng lúc nhiệt độ nước là 24 – 290C. Nếu nhiệt độ nước ao thấp, nên nuôi cấy trong nước ấm 30 – 350C trước khi dùng; dùng ở pH và độ mặn phù hợp; nitrat hóa sẽ đạt tối đa nếu ôxy hòa tan > 4 mg/l; bảo quản men tránh nơi có ánh sáng trực tiếp, nhất là ánh sáng xanh và tím; sử dụng đúng quy trình nhà sản xuất chỉ dẫn.
Cần lưu ý rằng: Các tế bào của vi khuẩn nitrat từ màu đỏ (Nitrosomonas) đến màu nâu (Nitrobacter). Ở các sản phẩm thương mại, chúng thường là các sản phẩm dung dịch có màu đỏ nhạt, chủ yếu do các sắc tố tự nhiên của vi khuẩn tạo nên và có mùi hơi khó chịu (như mùi mốc). Đôi là có màu nâu sẫm hoặc đen và có mùi trứng thối. Đây là điều hiếm khi gặp, tuy nhiên nó không phải là sản phẩm bất thường. Mà nguyên nhân là do sự hiện diện của hàm lượng sunfat còn lại đã được chuyển hóa thành sulfide. Điều này không gây ảnh hưởng đến các vi khuẩn nitrat hóa. Và nồng độ của khí sunfua chỉ là một vài phần tỷ, không gây độc hại cho ao nuôi. Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn lượng khí sunfua này có thể mở nắp sản phẩm để trong điều kiện thoáng khí trước khi dùng.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Biện pháp xử lý khi ao thiếu ôxy(18/08/2021)
- Thành phần dinh dưỡng chính trong thức ăn tôm(18/08/2021)
- Quản lý hệ vi khuẩn trong nuôi tôm(18/08/2021)
- Thả giống nuôi tôm nước lợ(18/08/2021)
- Các vấn đề thường gặp và kỹ thuật để nuôi tôm thành công(18/08/2021)
- Nuôi thức ăn cho ấu trùng tôm(18/08/2021)
- Hạn chế và tiêu diệt sứa nước trong ao nuôi tôm(18/08/2021)
- Xử lý nước nuôi tôm theo đúng quy trình để đạt hiệu quả cao(18/08/2021)
Bình luận bài viết