Xử lý ao trước vụ nuôi
Đánh giá bài viếtAo nuôi luôn đóng một vai trò không thể thiếu cho suốt quá trình nuôi tôm thành công. Vì vậy, việc chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới không đúng cách có thể dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý ao trong suốt vụ nuôi và làm giảm khả năng sản xuất của ao.
Cải tạo ao
Trước khi bước vào vụ nuôi mới, cần phải xử lý các chất thải đã tích tụ trong ao của suốt vụ nuôi trước. Có 2 phương pháp để làm sạch ao:
Phơi khô: Phương pháp này được sử dụng khi các đáy ao có thể được phơi khô hoàn toàn. Các ao phải được tháo cạn nước hoàn toàn và để khô trong ánh nắng mặt trời trong thời gian 10 – 30 ngày. Sau đó, chất thải trong ao được loại bỏ có thể bằng tay hoặc bằng máy và vận chuyển đến nơi quy định. Trong đó, việc sử dụng máy để loại bỏ bùn ao có lợi thế là giúp cho nền đáy được nhỏ gọn và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là phương pháp làm sạch này cũng có thể dẫn đến ao bị tính axit, giảm mức độ ổn định của đáy ao và sự khuếch tán của các chất thải nếu người lao động không có kinh nghiệm.
Phương pháp ướt: Ở những nơi ao không thể phơi khô hoàn toàn, có thể sử dụng các máy bơm/hút áp lực để loại bỏ chất thải. Phương pháp này tốn ít thời gian và hiệu quả hơn so với phương pháp phơi khô; bởi, nó thích hợp đối với các ao nuôi bị phèn, bị axit. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có một ao lắng để có thể chứa chất thải cần được xử lý nhằm tránh tình trạng thải ra ngoài kênh thoát nước và môi trường tự nhiên. Các tác nhân gây bệnh còn lại trong ao có thể được loại bỏ trong quá trình bón vôi.
Sau khi đã xử lý các chất thải trong ao. Tiến hành lấy nước vào và để qua đêm trước khi xả ra ngoài nhằm loại bỏ các mảnh vụn và nâng cao pH; Quá trình này được lặp lại cho đến khi độ pH trong ao lớn hơn 7, sau đó sử dụng vôi cho quá trình xử lý ao nuôi. Các loại vôi được sử dụng phụ thuộc vào độ pH nước. Đối với ao trung tính có thể sử dụng CaCO3 hoặc dolomite (CaMg(CO3)2) và Ca(OH)2 nên sử dụng cho những ao có pH < 5. Lượng vôi được sử dụng phải tính toán cẩn thận để tránh làm cho pH nước quả cao và có thể làm tăng độc tính của amoniac, dẫn đến tử vong của tôm.
Sử dụng máy bơm áp lực để loại bỏ chất thải trong ao nuôi Ảnh: Diệu Lữ
Diệt tạp
Sau khi đã bón vôi, ao cần được cấp nước đến một mức hợp lý để thả tôm. Tuy nhiên, nước cần phải được thông qua hệ thống lưới chắn, lọc để loại bỏ những kẻ săn mồi, các mầm bệnh xâm nhập vào ao. Một số hóa chất có thể sử dụng để tiêu diệt các loại cá tạp hiệu quả như saponin (bà hạt trà) ở mức 20 – 30 ppm; nên sử dụng vào lúc sáng sớm 4 – 6h sáng để có kết quả cao; sau khi sử dụng saponin, ao nên để 4 ngày trở lên mới thả tôm giống. Cũng cần lưu ý là saponin độc hơn ở độ mặn và nhiệt độ cao; ít độc ở pH cao. Hoặc có thể sử dụng các hợp chất của hypochlorite hiện đang được sử dụng ở 15 – 20% (60% thành phần hoạt chất) để diệt tạp; Tuy nhiên, hypochlorite nên được sử dụng trước khi bón vôi để có hiệu quả tối đa.
Bón phân
Ao phải được gây màu trước khi thả giống bằng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ để kích thích tảo phát triển nhằm cung cấp bóng râm cho đáy ao và sử dụng ni tơ, photphos để xử lý chất thải trong ao. Phân hữu cơ thường được dùng là phần gà khô với lượng 200 – 300 kg/ha. Phân được ngâm trong nước 24h trước khi được lan truyền trên mặt nước để gây màu. Có thể bón phân hóa học như urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0) với lượng 40 – 50 kg/ha (bón trong 20 – 25 ngày), bón 4 – 5 ngày liên tục, tảo sẽ phát triển và tiến hành thả tôm giống.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Quản lý tốt môi trường ao nuôi(18/08/2021)
- Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm chân trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở quy mô trang trại(18/08/2021)
- Sử dụng hiệu quả vi khuẩn nitrat hóa trong ao tôm(18/08/2021)
- Biện pháp xử lý khi ao thiếu ôxy(18/08/2021)
- Thành phần dinh dưỡng chính trong thức ăn tôm(18/08/2021)
- Quản lý hệ vi khuẩn trong nuôi tôm(18/08/2021)
- Thả giống nuôi tôm nước lợ(18/08/2021)
- Các vấn đề thường gặp và kỹ thuật để nuôi tôm thành công(18/08/2021)
Bình luận bài viết