Thứ 4, 18/08/2021 16:15:12 GMT+7

Xử lý nước thải nuôi tôm

Đánh giá bài viết

Với đặc tình của nước thải nuôi tôm, chất thải chủ yếu là chất hữu cơ nên biện pháp sinh học được coi là phương pháp hiệu quả nhất, và mang lại nhiều kết quả rất đáng khả quan.


Xử lý nước thải và nuôi tôm an toàn, sạch bệnh

Ngày nay với tính bất ổn của nguồn nước thải, các biện pháp xử lý và tái tuần hoàn nguồn nước đang được nghiên cứu. Các biện pháp nghiên cứu nuôi tuần hoàn nước (Recirculating Aquaculture Systems – RAS) với phương thức tiếp cận chủ yếu sử dụng các đối tượng sinh học có sẵn trong điều kiện tự nhiên tại các vùng nuôi và tái sử dụng nguồn nước sau khi xử lý cho nuôi. Phương thức này hiện đang được xem là công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến, nó phù hợp ở những nơi khó khăn về đất và nước, những nơi có chất lượng nước kém.


Một số mô hình xử lý nước thải nuôi tôm

Nuôi tôm bền vững tại Phú Yên

Dự án “Góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường vùng ven biển Phú Yên thông qua mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm” trong Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của Quỹ môi trường toàn cầu đã mang lại hiệu quả cho người nuôi tôm tại vùng nuôi huyện Đông Hòa, Sông Cầu (Phú Yên).

Mô hình 1: Trang trại có ao xử lý nước thải riêng biệt: Nước thải từ ao nuôi tôm, sẽ được bơm vào ao nuôi cái rô phi. Tại ao này, cá rô phi sẽ xử lý các chất thải, chất hữu cơ. Rồi bơm trở về cấp cho ao nuôi tôm. Tôm khi thả nuôi được 45 ngày tiến hành bơm đáy ao cho vào ao nuôi cá rô phi, cá sẽ xử lý các chất hữu cơ lơ lửng có trong nước làm cho nước sạch lần 1. Sau 7 ngày nước từ ao cá được chuyển sang ao rong sẽ được rong hấp thụ các chất vi lượng làm cho nước sạch lần 2 để cung cấp cho ao nuôi tôm. Đây là quy trình nuôi hạn chế sử dụng hóa chất và thuốc thú y thủy sản và khép kín nguồn nước.

Mô hình 2: Ao nuôi có sử dụng cá rô phi trực tiếp: Cắm các giai rô phi trực tiếp trong các ao nuôi tôm. Các chất hữu cơ lơ lửng của thức ăn tôm dư thừa sẽ được quạt nước đẩy vào giai làm thức ăn cho cá rô phi. Ngoài ra chính lượng phân thải từ cá rô phi là mô hình thuận lợi cho sự phát triển và một số loài vi sinh vật có lợi cho tôm phát triển. Kết quả ban đầu thu được khá tốt. Năng suất và lợi nhuận đều tăng lên 1 cách đáng kể. Điều quan trọng hơn là chất thải nuôi tôm được xử lý và cung cấp lại cho ao nuôi tôm, giảm ô nhiểm môi trường xung quanh, góp phần bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Tại Thái Lan, việc nuôi kết hợp tôm nước lợ với cá rô phi đang trở nên phổ biến trong vài năm gần đây. Các hình thức nuôi kết hợp gồm: nuôi cá rô phi trực tiếp trong ao tôm, nuôi cá rô phi trong lồng hay đăng quầng lưới trong ao tôm, nuôi cá rô phi trong ao lắng – chứa nước cấp cho ao nuôi tôm, hình thức nuôi tôm luân canh với cá rô phi sau khi dịch bệnh xảy ra. Lý do mà người nuôi tôm áp dụng các mô hình này là nhằm cải thiện chất lượng nước, giảm chất thải, hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi và giảm sử dụng thuốc, hoá chất. Khi so sánh hiệu quả kinh tế, mô hình nuôi tôm kết hợp với cá rô phi cho kết quả cao hơn nuôi tôm đơn và cũng cao hơn nuôi luân canh tôm và cá rô phi. Mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi đã được nuôi ở Thái Lan và Philipine, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, cá rô phi ăn thức ăn thừa và cặn bẩn trong ao, giữ cho chất lượng nước trong ao luôn ổn định.


Xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết tại Đầm Dơi – Cà Mau

Hệ thống xử lý gồm 1 rãnh lắng bùn, một ao xử lý và một ao chứa.

Nước thải từ khu nuôi tôm sẽ được bơm ra ao xử lý có thả sò huyết mật độ 80 con/m2. Hút bùn sẽ dược chuyển qua rãnh lắng bùn sau đó mới chuyển sang ao xử lý. Nước được để trong ao xử lý sau khoảng 15 ngày sẽ chuyển sang ao chứa. Trong ao chứa có thả thêm cá vược và cá rô phi để tăng hiệu quả xử lý.

Kết quả sau 4 – 5 ngày đưa nước thải ra ao xử lý hiệu quả xử lý đạt trên 90%.


Rong sụn xử lý ô nhiễm trong ao nuôi tôm

Rong sụn có khả năng hấp thụ 1 lượng muối amoni rất lớn với tốc độ khá nhanh. Chỉ trong 1 ngày, lượng amoni giảm 20%, Đến ngày thứ 5 thì hàm lượng giảm trên 80% và tiếp tục những ngày sau, hàm lượng amoni chỉ còn 10%. Còn đối với photpho thì sau 1 ngày lượng giảm được từ 40 – 50%.

Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm giúp xử lý chất thải đáy ao nuôi khỏi bị nhiễm bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất đáy ao nhanh đã góp phần tích cực vào việc xử lý, làm vệ sinh ao đìa, không gây ô nhiễm tới vùng xung quanh.

Ngoài ra, còn rất nhiều mô hình nuôi tôm kết hợp với các loại thủy sản khác đang được áp dụng để cải thiện môi trường đem lại hiệu quả.

H.L (Tổng hợp)
Email
Họ tên
Nội dung

Top