Tăng khả năng thích nghi cho tôm trước khi thả nuôi
Đánh giá bài viếtGiúp tôm giống thích nghi trước khi thả nuôi là một bước nhỏ trong nuôi tôm nhưng lại đóng vai trò quyết định thành bại của một vụ nuôi. Để nâng cao tỷ lệ sống cho tôm sau khi thả cần tuân thủ các kỹ thuật: kiểm tra khả năng chịu đựng stress, chuẩn bị môi trường và thiết bị thích nghi…
Thay đổi sinh lý trong quá trình thích nghi
Trong quá trình sản xuất giống, tôm được đảm bảo an toàn về các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ nước và độ mặn luôn được kiểm tra để đảm bảo ngưỡng thích hợp nhất, thức ăn cho tôm giống cũng được cung cấp một cách đầy đủ nhất. Tuy nhiên, khi tôm được chuyển sang môi trường ao nuôi, có nghĩa là tôm đang phải đối mặt với những thách thức mới. Trong môi trường ao nuôi, tôm phải thích nghi với các yếu tố môi trường có thể thay đổi hoặc không ổn định và phải chịu nhiều tác động khác từ bên ngoài. Những thay đổi đột ngột và những thay đổi lớn có thể khiến tôm giống không kịp thích nghi và tồn tại; Sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất bị tổn hại đáng kể.
Cùng với đó, là những thách thức về các địch hại, đối thủ cạnh tranh và biến động về nguồn thức ăn. Dinh dưỡng thích hợp là một khía cạnh quan trọng trong khả năng chịu đựng điều kiện thay đổi của môi trường. Ví dụ, tôm giống được cho ăn một chế độ ăn với lượng HUFAs cao (axit béo không bão hòa cao) nói chung là có thể chịu được tốt hơn sự thay đổi độ mặn trong quá trình thích nghi và chuyển sang hệ thống nuôi vỗ sau khi thả giống. Và việc tiêu thụ ôxy có thể thay đổi để đáp ứng với sự thay đổi độ mặn… Chính những yếu tố đó làm cho tôm có thể bị stress và dẫn đến tôm tăng trưởng chậm, giảm năng suất và kéo dài quá trình nuôi hoặc gây ra thất thoát lớn do dịch bệnh dễ xảy ra.
Tôm giống phải được thuần hóa trước khi thả Ảnh: Thanh Ngân
Chuẩn bị môi trường
Có nhiều biến thể trong quá trình thích nghi, liên quan đến việc giữ tôm giống trong một khoảng thời gian trong bể chứa và từ từ thêm nước từ các ao thả nuôi tôm để cân bằng các thông số khác nhau (chủ yếu là độ mặn và nhiệt độ). Các yếu tố môi trường chung cần được đảm bảo trước khi thả tôm giống xuống ao gồm: độ mặn tăng hoặc giảm không quá 3‰ mỗi giờ; mật độ ấu trùng thích hợp là 260 – 1.300 ấu trùng/lít nước (khoảng 1.000 – 1.500 ấu trùng/gallon); tránh nhiệt độ thay đổi chênh lệch 3 – 40C; duy trì nồng độ ôxy hòa tan ở mức 6 – 7 ppm.
Có thể tiến hành tăng khả năng thích nghi của tôm giống từ lúc bắt đầu trên đường vận chuyển (từ trại giống đến trang trại). Nếu tôm giống được vận chuyển với số lượng lớn trong các thùng chứa lớn thông qua việc thêm nước từ từ nhằm điều chỉnh các yếu tố môi trường theo mong muốn (nhiệt độ, độ mặn, pH) và việc điều chỉnh này được hoàn thành khi đến trang trại nuôi tôm. Hiện nay, hầu hết các trang trại nuôi sẽ có các trạm, bể thích nghi chuyên dụng hoặc sử dụng các trạm tạm thời được thiết lập bên cạnh ao thả tôm để phục vụ cho việc nuôi dưỡng hoặc thuần hóa trước khi thả.
Ngày nay, có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu và mô tả các bước giúp tôm giống thích nghi, và hầu hết các trang trại nuôi tôm phát triển và thực hiện các cách riêng của họ phù hợp với điều kiện chung, nguồn lực và cách thức quản lý của từng trang trại. Việc giúp tôm giống thích nghi có thể được thực hiện theo những cách khác nhau.
Các trang thiết bị
Điều chỉnh các yếu tố môi trường ao nuôi và chuẩn bị các trang thiết bị thích hợp để giúp tôm tăng khả năng thích nghi là việc làm quan trọng. Trong đó, ao nuôi cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng để đảm bảo các yếu tố ổn định cho tôm phát triển. Các dụng cụ, thiết bị như lưới, xô, máy xi phông và các thiết bị cần thiết khác phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng hóa chất như chlorine, formalin… và được phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Người nuôi cũng cần phải có các thiết bị dự phòng quan trọng như sục khí, nguồn điện, máy đo khúc xạ và các các nguồn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho tôm giống (như Artemia)…; chuẩn bị đầy đủ trước khi mang tôm giống đến ao nuôi, để bảo đảm cho quá trình thích nghi của tôm được thuận lợi nhất.
Gây sốc cho tôm giống
Gây sốc là việc làm vô cùng cần thiết nhằm đánh giá khả năng thích nghi cho tôm giống. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã thực hiện các phương pháp để đánh giá sức chịu đựng của tôm giống. Các kiểm tra stress khác nhau đã được sử dụng với hàng loạt tôm giống để tìm ra phương pháp thích hợp nhất. Việc gây sốc này thường được tiến hành sử dụng một mẫu gồm khoảng 100 – 200 con tôm giống được trải qua các biến đổi của các yếu tố như nhiệt độ, thẩm thấu hoặc những thay đổi về hóa học trong vòng 1 – 4 giờ; sau đó tính tỷ lệ sống của tôm. Trong đó, có một số phương pháp gây sốc đã được áp dụng phổ biến trong ngành nuôi tôm hiện nay như:
Phương pháp có tên gọi là “stress test” của Clifford, được tiến hành bằng cách: tôm giống được đặt trong thùng hoặc bể chứa có độ mặn và nhiệt độ tương ứng là 20‰ và 100C trong vòng 4 giờ (nếu thử nghiệm kéo dài dưới 4 giờ sẽ không tính được đầy đủ tỷ lệ chết của tôm giống). Sau 4 giờ, tiến hành đếm tôm chết và đánh giá tỷ lệ sống của tôm giống. Một phương pháp khác được thử nghiệm là sử dụng formol với nồng độ 100 – 150 ppm để đánh giá sức chịu đựng của tôm giống. Với tỷ lệ sống đạt 80 – 100%, tôm giống được thử nghiệm cho thấy có chất lượng cao, tỷ lệ sống đạt 60 – 79% được coi là chấp nhận được và tỷ lệ sống dưới 60% thì số tôm giống cần được loại bỏ hoặc phải giữ thêm vài ngày nữa ở trại giống để thử cải thiện sức khỏe và chất lượng. Ngoài ra, hai nhà khoa học là Brock và Main cũng đã đưa ra một phương pháp để kiểm tra stress cho tôm dựa trên độ mặn và nhiệt độ, đó là: Thu thập ngẫu nhiên 100 con tôm giống rồi đặt trong một thức chứa 10 – 15 lít nước có độ mặn 5‰ và nhiệt độ 220C hoặc tại nhiệt độ môi trường xung quanh của trại giống và độ mặn 0 – 1‰ và để trong 1 giờ. Sau đó, tiến hành đếm mẫu tôm còn sống, mẫu tôm giống được cho là đáp ứng yêu cầu nếu tỷ lệ sống > 80%.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Yếu tố kỹ thuật quản lý ao nuôi(18/08/2021)
- Giám sát môi trường ao nuôi tôm(18/08/2021)
- Xử lý ao trước vụ nuôi(18/08/2021)
- Quản lý tốt môi trường ao nuôi(18/08/2021)
- Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm chân trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở quy mô trang trại(18/08/2021)
- Sử dụng hiệu quả vi khuẩn nitrat hóa trong ao tôm(18/08/2021)
- Biện pháp xử lý khi ao thiếu ôxy(18/08/2021)
- Thành phần dinh dưỡng chính trong thức ăn tôm(18/08/2021)
Bình luận bài viết