Quản lý thức ăn trong nuôi tôm sú thâm canh
Đánh giá bài viếtTrong kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, quản lý thức ăn trong suốt quá trình nuôi là vô cùng quan trọng quyết định đến thành công của toàn vụ nuôi.
Giai đoạn ương giống
Trong giai đoạn ương giống, tùy thuộc vào sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết… để điều chỉnh cho thích hợp. Để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý trong giai đoạn này, người nuôi thường dựa mật độ thức ăn tự nhiên, màu nước và mật độ tôm nuôi. Khi tôm được khoảng 20 – 30 ngày tuổi tiến hành chuyển sang ao nuôi. Trước khi sang tôm, để tăng cường sức đề kháng và giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình chuyển ao, trước 5 – 7 ngày cần bổ sung một số chất dinh dưỡng như Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng… Đồng thời, tiến hành chạy quạt ao nuôi liên tục khoảng 6 giờ trước khi thả giống, kết hợp với bổ sung khoáng vào ao nuôi và điều chỉnh các yếu tố môi trường giữa ao nuôi và ao ương cân bằng để tránh sốc cho tôm.
Giai đoạn tôm từ 1 tháng trở lên
Trong quá trình nuôi, sau khi thả tôm khoảng 20 ngày, người nuôi cần đặt sàng tập cho tôm vào ăn để điều chỉnh lượng thức ăn được chính xác và phù hợp. Sàng ăn đặt cách chân bờ 1,5 – 2 m, sau cánh quạt nước 12 – 15 m, không đặt ở các góc ao, mỗi sàng ăn đặt cho diện tích 1.000 – 1.500 m2. Chọn thức ăn có độ đạm từ 35 – 42% tùy theo giai đoạn của tôm; thức ăn phải có mùi đặc trưng hấp dẫn tôm và phải đảm bảo theo quy định của Bộ NN&PTNT; Trong giai đoạn này, người nuôi có thể cho tôm ăn và theo dõi lượng thức ăn qua bảng hướng dẫn cho tôm sú ăn như sau:
Hằng ngày, sau khi kiểm tra sàng ăn, người nuôi có thể điều chỉnh lượng thức ăn theo tỷ lệ sau: nếu tôm ăn hết, tăng 5% thức ăn cho lần sau; còn 10% giữ nguyên thức ăn cho lần sau; còn 11 – 25%, giảm 10% thức ăn cho lần sau; còn 26 – 50% giảm 30% thức ăn lần sau; còn nhiều hơn 50% ngưng cho ăn lần sau. Ngoài ra, cần phải kiểm tra đường ruột và tình trạng sức khỏe tôm để có điều chỉnh thích hợp.
Một số lưu ý trong quá trình cho ăn: Trong 2 tháng đầu, thức ăn nên rải ở vùng nước gần bờ 3 – 4 m; từ tháng thứ 3 trở đi, thức ăn được rải khắp ao; tránh rải thức ăn nơi đáy ao bẩn và không sát bờ; kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích cỡ tôm; khi chuyển đổi thức ăn phải chuyển từ từ để tôm thích nghi; Nên bổ sung định kỳ thường xuyên Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất, bổ gan… cho tôm ngay từ giai đoạn đầu; trong chu kỳ lột xác của tôm cần giảm thức ăn 20 – 25% trong 2 – 3 ngày; nếu mưa liên tục nhiều ngày, cần giảm 10 – 20% lượng thức ăn. Cho tôm ăn đủ chất, đủ lượng theo 4 định: định chất, định lượng, định thời gian, định địa điểm một cách linh hoạt giúp tôm lớn nhanh, khỏe mạnh, giảm ô nhiễm môi trường cho ao nuôi và tiết kiệm chi phí thức ăn.
Các tin mới nhất
Các tin cũ cùng mục
- Kỹ thuật ương giống và nuôi tôm càng xanh(18/08/2021)
- Tăng khả năng thích nghi cho tôm trước khi thả nuôi(18/08/2021)
- Yếu tố kỹ thuật quản lý ao nuôi(18/08/2021)
- Giám sát môi trường ao nuôi tôm(18/08/2021)
- Xử lý ao trước vụ nuôi(18/08/2021)
- Quản lý tốt môi trường ao nuôi(18/08/2021)
- Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm chân trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở quy mô trang trại(18/08/2021)
- Sử dụng hiệu quả vi khuẩn nitrat hóa trong ao tôm(18/08/2021)
Bình luận bài viết